Quy trình kỹ thuật sản xuất giống vải chín sớm Yên Hưng 

Áp dụng cho giống chín sớm Yên Hưng được công nhận tạm thời năm 2006.

Năm: 2006
Mã: FV-QU-HD-1210-08-NVN

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng của quy trình kỹ thuật

Áp dụng cho giống chín sớm Yên Hưng được công nhận tạm thời năm 2006.
1.1. Nguồn gốc:

Xã Đông Mai – Huyện Yên Hưng – Tỉnh Quảng Ninh.
1.2. Đặc điểm giống:

Cây giống  sinh trưởng khoẻ. Quả hình trứng, to trung bình (30,1 g), tỷ lệ thịt quả 73,2%, độ Brix 18 – 20%. Thời gian chín tập trung 10/5 – 25/5.
1.3. Yêu cầu về điều kiện sinh thái
* Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 24 – 290C. Thời kỳ phân hóa mầm hoa từ tháng 11-12, yêu cầu nhiệt độ thấp từ 11 – 140C.
* Yêu cầu về nước và độ ẩm
Vùng trồng yêu cầu tổng lượng mưa cả năm 1500 – 1800 mm. Các thời kỳ cần nhiều nước là ra hoa và quả phát triển. Độ ẩm không khí thích hợp cho sinh trưởng 75 – 85%, cho phân hoá mầm hoa 65 – 70%.
* Yêu cầu về đất đai
Vải Yên Hưng có thể trồng trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau, tốt nhất là ở những nơi đất giàu mùn, địa hình hơi dốc, độ pH = 5,5- 6,5.
* Yêu cầu về các yếu tố khác
Vùng trồng cần tránh những nơi có gió khô nóng và ít chịu ảnh hưởng của gió Lào và bão trong thời kỳ cây ra hoa, mang quả.
1.4. Quy hoạch vùng trồng: Vùng đất đồi gò thấp chủ động tưới ở các tỉnh phía Bắc.

2. Quy trình kỹ thuật
2.1. Thiết kế vườn và đào hố
Đất dốc < 10o trồng cây theo đường đồng mức, đất dốc > 10o trồng cây trên các bậc thang rộng 3 – 4 m. Khoảng cách trồng 5 x 5 m (400 cây/ha).
Kích thước hố (0,8 x 0,8 x 0,8) m. Bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng; 0,7 kg supe lân; 0,2 kg kaliclorua. Đất chua, độ pH <5, bón bổ sung 0,5 – 1,0 kg vôi bột.
Công việc chuẩn bị được tiến hành trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
2.2. Kỹ thuật trồng
2.2.1. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng thích hợp nhất là vụ xuân (tháng 2-4) và vụ thu (tháng 8-10).
2.2.2. Tiêu chuẩn cây giống
Cây giống đạt tiêu chuẩn 10 TCN – 2003, đường kính gốc ghép trên 1,2 cm, chiều dài cành ghép trên 30 cm, không nhiễm sâu bệnh hại nguy hiểm.
2.2.3. Trồng, tưới nước và giữ ẩm sau trồng
Khơi một lỗ nhỏ chính giữa hố, xé bỏ túi bầu, đặt bầu cây vào rồi lấp bằng đất nhỏ. Cắm cọc chéo và dùng dây mềm buộc cố định cây.
Tưới đẫm nước ngay sau khi trồng. Sau đó, tưới giữ ẩm 2-3 ngày 1 lần.
Tủ gốc bằng rơm, rạ hoặc cỏ khô dày 7 – 10 cm, cách gốc 5 – 10 cm.
2.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý vườn
2.3.1. Thời kỳ chưa mang quả
* Làm cỏ, tưới nước: Tiến hành thường xuyên nhất là sau các đợt bón phân.
* Trồng xen: Trồng xen cây họ đậu cách gốc vải từ 0,5 – 0,8 m.
* Bón phân:
– Lượng phân bón:

Bảng 1. Lượng phân bón thời kỳ chưa mang quả tính theo tuổi cây

Tuổi cây

Lượng phân bón
Phân chuồng (kg/cây) Đạm Urê(g/cây)

Lân Supe (g/cây)

Kaliclorua(g/cây)
1 năm 100 300 100
2 năm 20-30 150 450 150
3 năm 30-50 250 700

250

– Thời kỳ bón: Hàng năm bón thúc 4 đợt vào các tháng 2, 5, 8 và 11.
– Phương pháp bón phân:
Hòa loãng phân vô cơ vào nước với nồng độ 0,3 – 0,5% để tưới. Đất ẩm,có thể rắc đều phân xung quanh gốc.Khi cây đã lớn rạch rãnh xung quanh hình chiếu tán cây, rắc phân, lấp đất và tưới nước cho phân tan.
* Cắt tỉa, tạo khung tán
Bấm ngọn khi cây cao 45 – 50 cm. Mỗi cây để 3 cành cấp 1, mỗi cành cấp 1 để 2-3 cành cấp 2. Thường xuyên tỉa bỏ các cành trong tán và các cành quá dày.
2.3.2. Thời kỳ mang quả
* Tưới nước: Tưới đủ ẩm vào các thời kỳ chuẩn bị ra hoa, nở hoa và quả phát triển. Từ giữa tháng 10 đến khi xuất hiện hoa, chỉ tưới nước khi đất quá khô.
* Bón phân
– Lượng phân bón:
Bảng 2. Lượng phân bón thời kỳ mang quả tính theo tuổi cây

Tuổi cây Lượng phân bón (kg/cây/năm)
Phân chuồng Đạm Urê Lân Supe Kaliclorua
4 – 6 50 0,60 1,00 0,80
7 – 9 50 1,20 1,30 1,40
10-12 60 1,80 2,50 2,00
13-15 60 2,20 2,80 2,60
>15 70 2,20 3,00

3,00

– Thời kỳ bón:
+ Bón thúc hoa, từ 12-15/ 1. Bón 25% đạm, 25% kali và 30% lân.
+ Bón thúc quả, từ 25-30/3. Bón 25% đạm, 50% kali và 30% lân.
+ Bón sau thu quả, từ 20-25/5. Bón 50% đạm urê, 25% kali và 40% lân.
– Cách bón: Đất ẩm, bón theo hình chiếu tán. Đất khô, rải phân và tưới ẩm.
* Cắt tỉa: Tiến hành thường xuyên, chú trọng 2 đợt sau thu quả và trước ra hoa.
– Cắt tỉa sau thu quả: Thời gian từ 05-10/6. Cắt bỏ các cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh, cành mọc chen chúc nhau và cành trên đỉnh tán
– Cắt tỉa trước ra hoa: Thời gian từ 10-15/11. Cắt tỉa toàn bộ các cành trong tán, tỉa thưa các cành ngoài tán, để lại 2 – 3 nhánh khỏe trên mỗi đầu cành.
2.4. Phòng trừ một sâu bệnh gây hại chính
* Bọ xít nâu (Tessaritoma papillosa Drury):
– Rung cây vào sáng sớm cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt.
– Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ
– Phun thuốc diệt bọ xít non bằng: Sherpa 25 EC, Regent 5SCW
* Xén tóc (Aristobia testudo Voet) – Sâu đục thân cành vải
– Bắt giết xén tóc trước khi đẻ trứng
– Phát hiện nơi đẻ trứng trên thân cành, cạo sạch trứng hoặc sâu non mới nở.
– Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non hoặc dùng Padan bơm vào các lỗ đục rồi bịt cửa lỗ.
* Sâu đục quả
– Vặt bỏ quả bị sâu đục và nhặt quả rụng đem hủy làm giảm nguồn sâu
– Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 ngày bằng Regent 5SCW hoặc Sherpa 25EC.
– Cắt tỉa sau thu hoạch, thu dọn tàn dư và nguồng bệ
* Bệnh mốc sương:nh đem đốt.
– Phun Ridomil MZ – 72 hoặc Anvil 5SC vào các thời điểm trước khi hoa nở, khi quả non và khi quả chín 15 ngày.
2.5. Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa đậu quả
2.5.1. Xử lý ra hoa
* Khoanh vỏ: Từ giữa đến cuối tháng 10, khoanh một vòng khép kín hoặc 1,5 – 2 vòng xoắn ốc các cành có đường kính > 5 cm.
* Chăn rễ: Vào tháng 10 – 11, cuốc rãnh quanh mép tán sâu 30 – 40 cm các cây sinh trưởng khỏe . Để 1 tháng sau bón phân và lấp rãnh
* Phun Ethrel: Phun Ethrel 600 ppm hai lần vào cuối tháng 10 và giữa tháng 11 để hạn chế ra lộc đông. Phun Ethrel 800 ppm khi lộc dài 5 – 7 cm để diệt lộc đông.
2.5.2. Tăng khả năng đậu quả, năng suất và chất lượng quả
* Sử dụng chế phẩm dinh dưỡng qua lá
Phun Komix, Botrac, FS – 900 vào các thời điểm chuẩn bị ra lộc, lộc chuyển xanh, bắt đầu nhú giò hoa (12-15/1) và tắt hoa (25-30/3) .
* Sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng
Sau khi tắt hoa, phun các loại chế phẩm trong thành phần có NAA, GA3 (kích phát tố Thiên Nông…), phun 3 lần cách nhau 10 – 15 ngày bắt đầu ngay khi tắt hoa theo nồng độ chỉ dẫn.
2.6. Thu hoạch vải
Thu hoạch khi vỏ quả chuyển sang màu vàng đỏ; gai quả chuyển sang thưa, phẳng. Làm nguyên liệu chế biến, thu quả khi đạt 80 – 90% độ chín để ăn tươi.

Nguồn:giongcaytrong.com