CÂY TAI CHUA
Cây Tai Chua hay còn gọi là cây bứa cọng, cây chủ yếu được trồng để lấy quả ăn đồng thời tạo cây bóng mát và lấy gỗ
THÔNG TIN CHI TIẾT :
Cây Tai Chua
Tên thường gọi: Cây tai chua, cây bứa cọng
Tên khoa học: Garcinia cowa
Họ: Bứa
Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam
Tai chua là loài cây có phân bố khá rộng, ở độ cao từ 300 – 1200 và xuất hiện ở hầu hết các địa phương thuộc vùng nghiên cứu (4 vùng sinh thái). Cây mọc rải rác trong rừng tuy nhiên với mật độ rất thấp (từ 1 – 5 cây/ha), tần suất xuất hiện trên các tuyến điều tra cũng rất ít (từ 0,2% – 0,5%). Cây thường đi kèm với các loài Bứa, Dọc, Dẻ, Lim xanh trong các trạng thái rừng non, rừng phục hồi;
xuất hiện cùng Lim xanh, Sến, Dó trầm (Hà Tĩnh); Không gặp Tai chua sống thành quần thụ trong rừng.
Cây tai chua hay cây bứa cọng là cây nhiệt đới cho quả ăn được, mọc hoang ở ven rừng Đông Nam Á nhưng gần đây tai chua được nhiều đại gia tìm đến mua, hiện nay cây được trồng tại vườn ươm đường kính 1-2m.
Tai chua là một cây cỡ trung bình, cao khoảng 15 – 16m, thân mọc thẳng. Lá tai chua là lá đơn, sắc xanh lục, mọc đối nhau, dài 7 – 17cm, rộng 2,5 – 7cm, hình trứng ngược.
Tai chua lưỡng tính, ra hoa bốn hoặc năm cánh màu trắng vào tháng 4, tháng 5; trái chín khoảng tháng 8, tháng 9. Trái hình cầu hơi bẹp, tương tự trái ổi, vỏ dày màu xanh ngả vàng. Tai chua có 4 – 8 múi; thịt sắc trắng hay hồng. Mỗi trái có 6 – 10 hạt.
Thu hoạch tai chua chủ yếu là lấy trái. Trái tai chua vị chua dùng trong ẩm thực Việt Nam nhất là những món ăn miền Bắc. Tai chua thường dùng ở dạng phơi khô. Ngoài ra cây tai chua cũng được đẵn lấy gỗ.