Cây chuối là một trong những loại cây phổ biến nhất ở nước ta, hình ảnh quen thuộc của nó xuất hiện trong thơ văn, trong văn hóa ẩm thực Việt và giờ đây là trên đồng ruộng, là mặt hàng xuất khẩu và sản phẩm tiêu dùng. Có rất nhiều giống chuối được trồng ở nước ta như chuối tiêu, chuối tây, chuối hột,..Trong đó, chuối tiêu hồng được trồng phổ biến nhất và có nguồn gốc từ chính nước ta, một sản phẩm được nghiên cứu thành công tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Đặc điểm nổi bật của chuối tiêu hồng
Là một loại cây thuộc giống phụ chuối tiêu, thân màu đỏ có những mảng đen lớn liên tục, khi chín quả có màu vàng sáng, thịt quả rắn, hương vị ngọt, thơm, không bị chua như những loại chuối khác. Chuối thích hợp trồng trên loại đất phù sa, đất thịt nhe, những loại đất có độ tơi xốp, khả năng giữ và thoát nước tốt, độ mùn 1-2%, pH thích hợp 6-7,5, tránh các loại đất chua.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Đào hố: Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 40cm, khoảng cách giữa các hố: từ 2m – 2.5m.
Phân bón lót cho 1 hố
– Trung bình 1 cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1, 5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm.
– Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1- 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm.
– Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m.
– Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%.
Tưới nước
Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8 – 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. Theo tính toán tưới 1ha từ 30 – 63 m³/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng).
Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn
Trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ định lại 1 – 2 chồi con và khống chế mật độ trong vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng các biện pháp cơ giới hay sự dụng các hóa chất.
Phòng trừ sâu bệnh
Chuối tiêu hồng tuy phát triển mạnh và cho năng suất cao nhưng cũng có rất nhiều sâu bệnh hại. Cần chú ý một số loại bệnh sau đây:
– Bệnh đốm lá Sigatoka: Bệnh phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 – 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor…
– Bệnh vàng lá Moko: Triệu chứng là lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống.
– Bệnh vàng lá Panama (héo rũ): Bệnh liên quan nhiều đến tình hình dinh dưỡng trong đất như mùn thấp, cấu trúc đất xấu, hàm lượng kẽm thấp, tỷ lệ Ca/Mg và K/Mg cao thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
Việc trừ bệnh là khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Phòng bằng biện pháp kiểm dịch, xử lý con chồi, cải thiện đất tốt hơn.
Công dụng của quả
- Quả chuối rất giàu vitamin tốt cho cơ thể, dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, đồ ăn, đồ thờ cúng và là một mặt hàng xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282