Nhãn là một trong những loại trái cây rất được ưa chuộng và trồng phổ biến ở Việt Nam, cây nhãn có nguồn gốc từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan,Việt Nam,..Là loài cây thân gỗ, cao khoảng 5-10m,tán lá tròn xoè ra và rậm rạp, cành non có lông. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm.. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Nhãn được trồng chủ yếu ở các vùng phía bắc nước ta với mục đích chính là kinh tế, ăn trái và làm bóng mát.
Đặc điểm nổi bật của cây
- Ở nước ta có nhiều loại nhãn phong phú như nhãn thóc, nhãn hương chi, nhãn gỗ,…nhưng nổi tiếng và thơm ngon nhất phải kể đến nhãn lồng Hưng Yên – một trong những đặc sản được ưa chuộng nhất.Nhãn lồng có đặc điểm sinh lý tương tự những loại nhãn khác những cái cốt lõi làm nên thương hiệu của nó chính là hương vị của quả, quả nhãn lồng khi chín to, tròn có màu nâu sậm, cùi trắng dày, mọng nước và có hương vị ngọt thơm lạ miệng không có giống nhãn nào sánh được.Là loại cây dễ trồng, mọc nhanh, thích hợp với những loại đất thịt pha cát, nới có đất canh tác sâu và cần nhiều nước.Để có được năng suất cao, bà con chú ý chăm sóc và bón phân đầy đủ.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn lồng
- Chuẩn bị đất trồng:. Nên trồng nhãn trên mô đất, mô đất đắp thành hình tròn rộng 60-80cm, cao 50-70cm. Đất trong mô trộn với 10-15kg phân chuồng hoai, tro trấu, 0,5kg phân lân và nên chuẩn bị mô từ 15-30 ngày trước khi trồng.
- Khoảng cách trồng tùy thuộc vào đất đai và mô hình trồng, có thể chọn khoảng cách thích hợp là 6x5m, 6x6m, tương đương khoảng 300-350cây/ha. Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, đu đủ… Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặt bầu cây vào lỗ sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2-3cm, lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ, cây con phát triển kém, nếu đứt nhiều rễ, cây sẽ chết) và tưới đẫm nước, sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.
- Đắp mô, bồi liếp: Trong 2 năm đầu, hàng năm cần đắp thêm đất khô vào chân mô, giúp mô cao hơn, rộng hơn. Tới năm thứ 3 trở đi, hàng năm nên vét bùn non ở đáy mương bồi thêm một lớp mỏng 2-3cm ngay sau khi làm gốc, bón phân, nếu trồng nhãn trên đất thịt pha sét thì hàng năm nên bón thêm phân hữu cơ giúp đất thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ phát triển.
- Làm cỏ, xới xáo: Cần thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại. Kết hợp xới xáo đất giúp đất thông thoáng nhằm giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất, không dùng cuốc lưỡi và không xới sâu vì làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong vườn nhãn nói riêng và vườn cây ăn trái nói chung.
- Tưới, tiêu nước: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt.
- Tỉa cành, tạo tán: Sau thu hoạch cần tiến hành tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành bị che khuất trong tán cây, cành vượt,… đồng thời bấm tỉa những cành vừa được thu trái để giúp cây ra tược non đồng loạt.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.
- Bọ xít: Phun Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04%; Dipterex 0,015 – 0,1%, Trebon 0,15-0,2% (Phun 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần vào khoảng cuối tháng 4).
- Sâu tiện vở nhãn: Dùng thuốc bơm vào lỗ đục hoặc dùng gai mây để bắt. Dùng nước vôi đặc quệt lên gốc cây.
- Rệp sáp: Dung Dimecron, BI58 (0,15 – 0,28%).
- Dơi, Rốc: Bó các chùm nhãn trong giấy cứng, bao cói, mo cau, túi PE để bảo vệ quả.
- Nhện hái lá: Phun Nuvacron 0,2%.
Công dụng của nhãn lồng
- Nhãn lồng là một thức quả ngon dùng để ăn tươi trực tiếp, làm nguyên liệu chế biến thực phẩm dược phẩm, chế biến món ăn,.. Nhãn lồng còn giúp an thần dễ ngủ,gỗ nhãn cũng được sử dụng làm đỗ mỹ nghệ, bên cạnh đó, nhãn lồng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, là một trong những mặt hàng nông sản chất lượng của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282