Bưởi da xanh là loại quả đặc sản được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo của nó. Bưởi có vị thanh, không có hạt, lượng nước vừa phải, múi quả có màu hơi hồng, dễ bóc vỏ…Đây còn là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển khá tốt ở những vùng đất bị nhiễm chua
- Chuẩn bị trồng cây
- Giống: Chỉ nên chọn duy nhất 1 loại bưởi da xanh tránh trồng xen với những loại cây có múi khác để tránh hiện tượng thụ phấn chéo làm giảm chất lượng quả.
- Nên trồng cây bưởi chiết để cây phát triển nhanh, nhanh ra quả và chất lượng quả giống hệt cây mẹ hơn nữa những cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.
- Đất: Được trồng ở địa hình tương đối bằng phẳng và hơi cao ở giữa để có thể thoát nước tốt, tránh ngập úng.
- Hố trồng cây đào tròn hoặc vuông 1,2m x 1,2m và sâu 30m. Mỗi hố trồng rắc 5-6kg vôi bột, 2 bao phân chuồng ủ hoai mục, trộn thêm tro trấu, xơ dừa, rơm rạ mục và một lớp đất mỏng trước khi trồng.
- Trồng và chăm sóc
- Số lượng: Trồng khoảng 500-600 cây/ ha
- Cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m. Đặt cây bưởi giống vào giữa hố, phủ đất kín gốc, hơi lõm ở giữa để thuận tiện cho việc bón phân hữu cơ và tiết kiệm nước tưới, phủ quanh gốc các loại phân xanh và rơm rạ để tạo độ ẩm cho gốc cây.
- Thời điểm thích hợp trồng nhất là đầu mua mưa, thời điểm này cây bưởi phát triển khá tốt nhờ nguồn nước trời. Nhặt bỏ tất cả quả con trong năm đầu tiên, năm thứ 2 mỗi cây có thể để 1-2 quả, năm thứ 3 giữ quả vừa phải và số quả giữ lại tăng dần trong những năm tiếp theo.
- Tưới nước: Thời gian đầu tưới mỗi ngày một lần để cây không bị mất sức, qua mùa mưa cây bưởi đã lên tốt. Tiếp đến mùa khô tiếp theo tưới 3 ngày 1 lần, nên sử dụng nguồn nước tốt không bị ô nhiễm.
- Bón phân: Sử dụng phân hữu cơ kết hợp với vô cơ bón gốc kết hợp với bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi.
- Phân hữu cơ thường là phân xanh, phân bò, lợn đã được ủ hoai mục. Mỗi năm bón ít nhất 2 lần vào khoảng tháng 3 và tháng 9 âm lịch.
- Phân vô cơ thường sử dụng là phân DAP rải xa gốc hoặc NPK dùng để phun trực tiếp lên lá.
- Đạm (N) giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng.
- Lân (P) kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái, lân còn giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh.
- Kali (K) giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non.
- Phòng trừ sâu bệnh: Để tránh những loại sâu, côn trùng trích hút cần thường xuyên thay đổi các loại thuốc bảo vệ thực vật để tránh sâu bệnh nhờn thuốc
- Kích thích ra hoa, đậu quả: Bưởi da xanh ra hoa quanh năm nên có thể có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường trong thời điểm đó. Để giữ được giá cả có lợi thì nên kích thích ra hoa, đậu quả từ tháng 7-8 sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Thu hoạch: Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng bóng, cắt luôn cả cuống. Khi quả còn non cắt xuống dẫn tới quả ăn bị đắng.
Bưởi da xanh dễ trồng lại mang lại hiệu quả kinh tế khá cao được thị trường ưa chuộng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống bưởi da xanh chính gốc
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]