Cam Vinh được trồng trên chất đất đỏ của vùng miền Tây Nghệ An và được thừa hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt về khí hậu và thời tiết đặc trưng để cho ra những trái ngon, ngọt, đậm đà nổi tiếng. Nhưng cũng như nhiều cây cam ở các vùng miền khác đều cần được chăm bón đầy đủ và đúng kỹ thuật để trái cam đạt độ ngọt và chất lượng cao nhất.
Với việc sử dụng loại phân NPK, sau khi thu hoạch, giống cam Vinh cần được chăm bón theo quy trình kỹ thuật tập trung vào 04 đợt sau đây:
+ Đợt 1(khoảng tháng 11 – 12): Làm cỏ, tỉa cành, bón phân. Trong đó, bón phân được coi là yếu tố quan trọng nhất với công thức bón gồm: 100% phân hữu cơ ủ hoai + 100% phân NPK 5.10.3 + 100% vôi. Cách bón phân để đạt hiệu quả tối đa gồm: đào rãnh xung quanh tán, trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân.
+ Đợt 2: Bón thúc đón hoa (tháng 1 – 2) bón 40% lượng NPK.
+ Đợt 3: Bón thúc quả (háng 4 – 5) bón 30% lượng NPK
+ Đợt 4: Bón thúc quả (tháng 7 – 8) bón 30% lượng NPK
Với cam V2 (thu vào tết) bón thêm đợt tháng 9 – 10 mỗi gốc bón 1kg NPK 16.6.16 (chống nứt quả).
Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo một số quy chuẩn bón phân dựa vào các tiêu chí khác nhau theo các bảng dưới đây.
Bảng 1: Lượng phân bón theo tuổi cây
Năm tuổi |
N (g/cây) | P2O5 (g/cây) | K2O (g/cây) |
1-3 |
50-150 | 500-100 | 60 |
4-6 |
200-250 | 150-200 |
120 |
7-9 | 300-400 | 250-300 |
180 |
Trên 10 | 400-800 | 350-400 |
240 |
Bảng 2: Bón phân theo sản lượng
Loại phân và lượng phân | Năng suất trên 15 tấn/ha | Năng suất trên 8 tấn/ha |
N (kg/tấn quả) | 7-8 | 11-12 |
P2O5 (kg/tấn quả) | 7-8 | 11-12 |
K2O (kg/tấn quả) | 8-10 | 10-12 |
Nguồn: giongcaytrong.com