Quýt là loại quả không xa lạ gì với người dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng bởi có nhiều công dụng, vị ngon mát lại có vùng thích nghi rộng, với mức chi phí đầu tư thấp, dễ chăm sóc so với nhiều loại cây trồng khác, dễ ra hoa và tỉ lệ năng suất cao mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.
Một số đặc điểm của cây quýt chua
- Quýt là cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhưng do phạm vi phân bố rộng nên một số loài chịu được nhiệt độ thấp. Đại đa sô sinh trưởng tốt ở ngưỡng 25-35 độ C
- Quýt dạng trái hình tháp, đáy trái rộng. Vỏ trái màu xanh nhạt, khi chín ngã màu vàng, quả to vừa, mỏng vỏ, mọng nước.
- Có thể trồng trên vùng đất ít phèn hay mặn nhẹ 0.2%.
- Chiều cao khoảng từ 30-50cm.
- Quýt là cây cảnh trái, thân gỗ nhỏ, thích hợp trồng ngoài trời.
- Thân và cành có gai và rụng khi đạt độ tuổi già nhất định.Lá kép, eo lá là đặc điểm dùng để phân biệt giữa các giống, màu xanh đậm, có chứa tinh dầu, hoa mọc thành chùm.
Cách trồng và chăm sóc cây quýt chua
Do mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà nông lại dễ dàng trong việc chăm sóc nên hiện nay nhiều bà con đang ra sức thực hiện mô hình giống cây trồng này. Dưới đây là 1 vài lưu ý:
- Nên chọn đất nhiều mùn, thoáng khí, tầng đất dày, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước, với độ PH lý tưởng <5.
- Quýt là loài cần rất nhiều chất dinh dưỡng vì vậy cần chú ý lượng phân bón sao cho thích hợp, chủ yếu là phân đạm, kali, lân,ngoài ra có thể bổ sung thêm phân vi lượng hay hữu cơ.
- Đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây do có bộ rễ ăn nông nên vào mùa khô cần tưới nước thường xuyên khoảng 2-3 ngày/ lần, vào mùa mưa phải kịp thời bơm nước ra khỏi vườn tránh tình trạng ngập úng.
- Cây không thích ánh sáng trực tiếp do đó cần trồng xen kẽ với các cây có tác dụng để che mát, nên trồng với mật độ 2,5-3m/ cây.
- Bên cạnh đó cần cắt tỉa bỏ bớt các cành già bên trong tán không có khả năng cho trái, cành vượt, cành bị sâu bệnh,.. để tập trung dinh dưỡng cho cây, tăng diện tích lá hữu hiệu, tăng khả năng quang hợp của bộ lá, duy trì sức sống tốt cho cây, hạn chế bớt tác hại của sâu bệnh, nhất là một số bệnh có liên quan chặt chẽ đến điều kiện ẩm ướt như bệnh thối gốc chảy mủ, bệnh đốm đồng tiền…
- Chiết cành: Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định chọn cành bánh tẻ, sinh trưởng tốt.
- Có thể trồng quanh năm, đầu hoặc cuối mùa mưa đều được.
Các công dụng của cây quýt chua
Các bộ phận của quả quýt đều phát huy được công dụng
- Quýt chứa nhiều vitamin nhóm B, dồi dào canxi, protein và nhiều loại dưỡng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra thành phần chống oxy hóa trong quýt, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống sự phát triển của u bướu.
- Vỏ quýt có tác dụng kiện vị, long đờm, trị ho, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị, phòng xuất huyết, điều trị huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, chướng bụng, rối loại tiêu hoá, kém ăn, buồn nôn (khi đi tàu xe).
- Giống quýt ngọt thích hợp dùng cho trẻ em và người già, người bị bệnh về dại dày, tiểu đường.
- Lá quýt vị đắng, tính bình, có tác dụng trợ gan, hành khí, tiêu thũng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú.
- Quýt có vị ngọt thanh có thể dùng ăn tươi, làm rượu, mứt, nước giải khát,…
- Cải thiện kinh tế cho người nông dân.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282