Cây Kè Bạc
Tên thường gọi: Kè bạc
Tên khoa học: Bismarckia nobilis
Nguồn gốc xuất xứ: Madagasca
Chiều cao: 1.2 -5 m
Công dụng: Cây kè bạc là loại cây quý nhập nội, hiện nay được trồng phổ biến trong các công viên, biệt thự, cũng có thể trồng trong chậu làm kiểng. Cây còn được trồng trang trí cảnh quan sân vườn, cảnh quan nhà máy, dọc lối đi, dải phân cách… tán lá mở rộng, xen giữa nền lá xanh là màu bạc tự nhiên, tạo thêm một chút lạnh dịu dàng cho không gian ngoại thất.
Cây thân trụ rễ chùm lá xòe thùy hình quạt tàu lá và lá màu trắng bạc, hoa cụm, đơn tính cùng gốc, hoa đực nằm trên bông hình trụ có màu nâu đỏ, hoa cái hình cầu màu xanh. Quả nhỏ có hình cầu, khi còn non có màu xanh đến khi chín hóa khô có màu nâu đen.
Bẹ lá dài, có quạt lá lớn tỏa tròn chia thùy ở đỉnh bẹ, mõi thùy dài, nhọn và cứng, đội lúc bạn sẽ thấy có râu tua dài mảnh buông rũ xuống trong rất đẹp, thời gian sinh trưởng của mõi bẹ lá cũng khá dài. Là cây có tốc độ sinh trưởng chậm, có tuổi thọ cao, sống thích hợp ở mọi loại đất trồng, nhu cầu nước trung bình, có khả năng chịu hạn tốt.
Là loại cây quí, được nhập nội vào nước ta cách đây một thời gian dài, cây được trồng phổ biến trong công viên, sân vườn biệt thự, ngoài ra còn được trồng chậu trang trí ngoại cảnh. Cho bóng mát và tạo điểm nhấn cho khu vườn thêm bắt mắt và sinh động.
Chăm sóc cây kè bạc: Giữ đất xung quanh cây luôn luôn ẩm. Tưới nước cho cây hàng ngày trong hai tuần đầu tiên sau khi trồng bằng cách để một vòi nước chảy chậm ngay ở gốc. Sau đó, giảm xuống còn 2 đến 3 lần một tuần vào buổi sáng hoặc buổi chiều, không tưới nước vào giữa trưa.Bón phân cho cây hai hoặc ba tháng sau khi trồng. Thêm phân hữu cơ như phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân xanh rác mục…để tạo độ ẩm thường xuyên cho bộ rễ cây.
Phòng ngừa sâu bệnh: Cây kè bạc thường bị các loài bọ xanh bọ nẹt, sâu cuốn lá, rầy mềm, nhện…tấn công làm giảm sức sống của cây. Vì vậy, nên sử dụng các loại thuốc trừ Bảo vệ thực vật chuyên dùng cho bọ cánh cứng hay rầy rệp phun phòng trừ.