CÂY VẠN NIÊN THANH LEO VIỆT NAM
Cây Vạn liên thanh leo cột là một trong những loại cây cảnh trang trí nội thất văn phòng đẹp, nhưng bên cạnh đó thì đây còn là một loại cây có khả năng chữa bệnh và cũng rất độc
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
Quy cách cây Vạn Liên Thanh Leo:
– cây cao 1,3m -1,5m, đường kính tán 40cm -50cm.
– Trong chậu có 4-5 cây/chậu.
– Cây được trồng trong Chậu sứ trắng cao 40cm, đường kính miệng chậu 30cm.
Cây Vạn niên thanh phong thủy là loài cây cảnh được ưa chuộng trong trang trí văn phòng hoặc nhà ở. Cây có màu sắc và hình dáng thanh nhã, dễ trồng, sống được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không cần nhiều ánh sáng và nước, đỡ tốn công chăm sóc, giá lại rẻ nên được ưu ái trồng rộng rãi ở trong nhà, ngoài sân hay trong phòng làm việc, đặc biệt ở Việt Nam.
Một số chủng Vạn niên thanh leo thuộc giống Aglaonema (Aglaonema Modestum) còn được dùng như một loại dược thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cường tim lợi thủy, cầm máu, trị đau họng, tim yếu, rắn cắn, bị đánh đập, bạch hầu, bỏng nước sôi, thủy thũng, đinh nhọt, ho hen do suy nhược, nóng sốt…
Cây Vạn Liên Thanh Leo trồng trong nhà được sử dụng rộng rãi trong trang trí văn phòng, nhà cửa với nhiều ưu điểm của nó như cây phát triển nhanh, chùm rễ khỏe, lá xanh và có màu tươi mát. Không những thế nếu nói về phong thủy thì nếu Gia Chủ chọn cây Vạn liên thanh thì chứng tỏ người chủ có đầu óc khoa học, yêu ghét phân minh, càng thích hợp cho người làm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới. Cây vạn niên thanh thường đặt để tạo sơn, hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục – chủ về khoa cử.
Hiện nay, có hai loại Vạn niên thanh phổ biến làm cảnh ở Việt Nam là Vạn niên thanh leo Việt nam và của Trung quốc. Giống Vạn niên thanh leo Việt Nam có sức sống tốt hơn, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và thời tiết ở Việt nam, lá xanh đậm và bắt mắt hơn giống Vạn niên thanh của trung quốc.
THÔNG TIN CHI TIẾT :
Cây Vạn Liên Thanh Leo
Tên gọi và xuất sứ: Cây Vạn Liên Thanh Leo
Thuôc họ ráy (araceae – họ thực vật một lá mầm, hoa kiểu cụm) có nhiều chi, trong đó chi hay được làm cây cảnh bao gồm Dieffenbachia (vạn niên thanh lá hoa, xuất xứ châu Phi), Aglaonema (minh ty, lượng ty, vạn niên thanh), Caladium (môn đốm, môn cảnh), Nephthys và Epipremnum (vạn niên thanh leo)
Đặc tính, hình thái: Cây thân cỏ, leo dài, thân hình trụ mập, mềm, có nhiều rễ móc kí sinh, rất dễ trồng, dễ nhân giống. Cây phân chia cành nhánh nhiều và dài, lá bóng sáng, đốm vàng ánh bạc rất đẹp. Cây vạn niên thanh leo thuộc loại cây thân mềm và leo đường kính thân từ 1-1.5cm chiều cao của cây từ 1.3-1.6m cây có màu xanh sẫm, lá to như lá trầu. Cây vạn niên thanh có bộ rễ trùm rất mạnh, nên cây này thuộc dạng cây rất phàm ăn, lá thuộc loại lá đơn dài đầu nhọn, chiều dài lá 20-25cm, chiều rộng từ 7-18cm tùy thuộc vào cách chăm sóc, Vì thế cây này thuộc cây cảnh chơi lá.
Cây Vạn niên thanh có hoa, nhưng sẽ rất hiếm bạn có thể nhìn thấy nó, đặc biệt là trồng trong chậu cảnh. Cây cần đạt được độ tuổi nhất định, chăm sóc tốt mới có thể cho hoa. Vì vậy, bạn đừng mong chờ cây vạn niên thanh ra hoa khi trồng trong nhà nhé.
Vạn niên thanh có kích thước lớn nên việc đặt chậu Vạn niên thanh để bàn là không hợp lý, Bạn có thể tìm cây Trầu bà treo để trang trí bàn làm việc hoặc kệ sách nhé.
Điều kiền thích nghi: sống được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không cần nhiều ánh sáng và nước, dễ chăm sóc.
Ứng Dụng: Cây Vạn Liên Thanh Leo trồng trong nhà có tính ứng dụng cao có thể trang trí nội thất văn phòng, có khả năng chữa bệnh (tham khảo thêm)…
Vạn niên thanh leo dùng để trang trí nội thất văn phòng
Trả lời câu hỏi Cây Vạn Niên thanh có độc không? . Theo kinh nghiệm nhà vườn chúng tôi thì cây này có độc, độc tính của nó có ở nhựa cây. Khi dính phải nhựa cây hoặc ăn phải bạn có khả năng bị mẩm ngứa, cảm giác hơi buồn nôn nhưng không đến mức gây chết người hay ung thư gì cả. Bạn có thể rửa sạch bằng nước, uống nước nhiều để rửa chất nhựa này nếu có ăn phải.
Lưu ý: mọi độc tính trên cây này đều ở mức bình thường, hiện nay có một số bài báo nói loại cây này có độc tính gây chết người nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì không đến mức như vậy. Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi chơi cảnh loại cây này.
Tham khảo một số hình ảnh về cây Vạn niên Thanh Leo có tại vườn cây cảnh Gia Huy
vườn ươm van niên thanh leo
Ghé thăm thêm các sản phẩm cây cảnh văn phòng khác ở đây
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Cây Vạn Niên Thanh có độc không?
Theo một số chuyên gia trong ngành thì cây Vạn Liên thanh là một loài cây vừa có khả năng chữa bệnh nhưng đồng thời lại chứa độc tính trong cả lá, thân và rễ.
Theo Tiến sĩ Lệ, độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể Calcium Oxalate trong tế bào cây. Ngoài ra còn do các Enzyme phân giải Protein trong các tế bào tạo tinh thể. “Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể Calcium Oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa…”, Tiến sĩ Lệ cho biết
Trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với lá cây cũng có thể gây ra các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu chỉ là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.
Tuy nhiên Tiến sĩ Lệ cho rằng, các triệu chứng này thường nhẹ và có thể chữa trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamine hay than hoạt tính. Người bị dính độc của cây này không đến mức phải súc rửa đường tiêu hóa như các loại ngộ độc khác và có thể tự khỏi mà không cần chữa trị đặc biệt nào. (trích cẩm nang việt)
Theo Ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP HCM, Chủ tịch hội Sinh vật cảnh Long An cho biết, Vạn niên thanh thuộc loại cây cảnh. Cây có màu sắc và hình dáng thanh nhã, dễ trồng, sống được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không cần nhiều ánh sáng và nước, đỡ tốn công chăm sóc, giá lại rẻ nên được ưu ái trồng rộng rãi ở trong nhà, ngoài sân hay trong phòng làm việc, đặc biệt ở Việt Nam.
Theo ông Lãng, Vạn niên thanh tuy có độc nhưng chỉ ở một chừng mực nhất định nếu nuốt phải hoặc bị dính mủ cây với lượng lớn chứ không gây chết người cực nhanh như tin đồn. Ngoài ra không phải ai cũng bị những triệu chứng trên mà tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Một số chủng Vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema Modestum) còn được dùng như một loại dược thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cường tim lợi thủy, cầm máu, trị đau họng, tim yếu, rắn cắn, bị đánh đập, bạch hầu, bỏng nước sôi, thủy thũng, đinh nhọt, ho hen do suy nhược, nóng sốt…
Vì thế, theo ông Lãng, không nên tẩy chay loại cây cảnh với nhiều ưu điểm và vốn được ưa chuộng từ nhiều năm nay. Ông nói: “Chỉ cần lưu ý khi trồng Vạn niên thanh nên trồng vào chậu cao, tránh xa tầm với của trẻ em và khi tiếp xúc thì tránh bị mủ cây dính vào da”.
Chăm sóc cây Vạn liên thanh leo:
– Nước: Nước dùng để tưới vạn niên thanh leo là nước có độ ẩm bằng nhiệt độ trong phòng. Mùa hè cần cung cấp nhiều nước hơn để tránh tình trạng đất quá khô. Khi tưới chú ý xịt đều nước lên mặt lá.
Nếu là chậu lớn cần 500 – 600ml mỗi lần và tuần chia làm 1 – 2 lần, chậu bé 400ml. Xịt toàn thân vào cọc leo và xung quanh gốc cây. Kết hợp dùng khăn lau lá và cắt tỉa lá vàng để cây xanh và bóng mượt hơn.
– Phân bón: Trong thời kỳ sinh trưởng, bổ sung đạm giúp cây nhanh phát triển. Khi cây đã trưởng thành hạn chế bón phân để giữ cho hình dáng cây ổn định.
– Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới để tránh sự tấn công của sâu bọ. Để sinh trưởng, cần giữ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
– Sâu bệnh: Vạn nên thanh leo thường bị đốm lá. Khi thấy cây có biểu hiện của bệnh, tiến hành phun Bordo Mix nồng độ 0.5%~1%.