Cam sành là một trong những giống cam phổ biến hiện nay trên thị trường nông sản Việt đặc biệt nổi tiếng như một đặc sản của Hà Giang.Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần đặc trưng , khi chín quả chuyển sang màu vàng cam, có vị chua ngọt mát rất dễ chịu.Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cam sành để có hiệu quả cao trong kinh doanh.
Kỹ thuật trồng cây
Là loại cây ưa sáng, cam sành nên trồng trên đất có độ dày >1m, thoát nước tốt, nhiệt độ thích hợp từ 23-29oC, nơi có nhiệt độ bình quân năm là 150C là trồng được cam, độ pH thích hợp nhất là từ 5,5-6,5.
Làm đất, đào hố, bón phân
Trước khi trồng cày sâu 40 – 45cm, bừa nhỏ và phẳng, nhặt hết cỏ. Đào hố rộng 60 -80cm, sâu 60cm; đào hố, bón lót bón lót trước khi trồng 1 tháng, lượng phân bón cho 1 hố như sau:
- Phân hữu cơ: 30 – 50kg.
- Phân Supe lân: 250 – 300 gam.
- Phân Kali: 200 – 250 gam .
- Vôi bột 1 kg. Trộn đều với lớp đất mặt.
Mật độ, khoảng cách trồng
- Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, khoảng cách trồng có thể : 5 x 4m, 4 x 4m, 3 x 4m.
Bón phân vào hố
- Kết hợp tỉ lệ hỗn hợp phân sau đây để bón cho cây trước khi trồng: 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục; 0,3 – 0,5kg lân và 0,1-0,2kg kali
- Khi đào hố, nên để riêng lớp đất mặt và đất giữa. Trộn đều số phân và lượng đất trên với nhau. Tiếp đó trải lớp đất dưới xuống hố, rồi cho hỗn hợp phân và đất vào hố.
- Sau đó, trộn 0,5 – 1kg vôi bột rải lên mặt hố rồi lấp lại bằng một lớp đất mỏng, nên bơm nước vào đầy hố. Sau 10 – 15 ngày thì bón thuốc sâu bột vào hố, trộn đều. Khoảng 15 ngày sau có thể tiến hành trồng cam sành được.
- Trong trường hợp không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học để trồng cam sành từ 10 – 15 kg/hố. Còn nếu dùng phân xanh thì phải ủ trước2 đến 3 tháng với vôi trước khi trồng.
Tưới nước
- 2 ngày sau khi trồng,nên tưới nước 1 lần để đảm bảo cây đủ khỏe để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau 5 – 7 ngày tưới 1 lần nữa. Đặc biệt, những lúc ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần.
- Nếu trồng vào dịp trời mưa, nên tiến hành thoát nước ngay, không để cam sành bị ngập úng.
Phòng trừ sâu bệnh cho cam
- Sâu vẽ bùa: Sâu vẽ bùa phá hại quanh năm nhất là khi xuất hiện các dợt lộc từ tháng 4 đến tháng 10. Sâu non phá hại lá non và tạo điều kiện cho bệnh loét cam xâm nhập.
- Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 – 2 lần bằng thuốc Sumisizin0,1%, Decis 0,1%, Sherpa0,1%, Padan 0,1 – 0,2%.
- Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa đông và mùa xuân phá hại cành lá non và quả.
- Phòng trừ: Dùng Lưu huỳnh vôi (vụ hè thu: 0,2 – 0,30 Bô mê, Vụ xuân 0,5 – 10 Bô mê, Kentan 0,1%, Danitol – S 50EC 0,1%) .
- Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ cuối tháng 5 và tháng 6, trên một cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 – 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết.
Thu hái và bảo quản:
- Tiến hành thu hoạch khi thấy quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì thu hoạch. Nên tiến hành thu hoạch vào ngày nắng ráo để cam sành tươi ngon, không bị dập nát.
Công dụng của giống quả:
- Cam sành không chỉ là một thức quả ngon mà giờ đây nó còn được mua làm quà biếu, chế biến thực phẩm, nước giải khát mang hàm lượng dinh dưỡng cao,hơn thế nữa hiệu quả kinh tế mà nó mang lại góp phần làm giàu cho người nông dân.
Trên đây là một số cách thức chăm sóc, chúc bà con thành công!
Chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282