Chanh đào là một loại cây họ cam có vỏ mỏng ruột hồng và có mùi thơm nên được gọi là chanh đào.Đây là giống cây trồng được phổ biến ở nước ta trong vài năm trở lại đây.Với đặc tính sinh trưởng mạnh, năng suất cao, dễ nuôi trồng,chanh đào nhanh chóng được người nông dân đón nhận và canh tác.Cây sinh trưởng mạnh nhất trên đất mùn, tơi xốp với độ pH từ 6-8, là loại cây thân gỗ, dạng bụi có gai, sau đây là một số kỹ thuật canh tác được tổng hợp, mong mọi người đón đọc.
Kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc
Mật độ trồng
- Tùy theo quỹ đất và trình độ thâm canh mà trong 2-3 năm đầu mật độ trồng có sự điều chỉnh, vì chanh đào là cây có múi ưa chặt rễ và chuyển cây. Chẳng hạn đối với cây ghép ở năm đầu khi trồng có thể để mật độ 1x1m, sau đó tùy điều kiện chăm sóc mà tỉa thưa dần cho đến khi tán cây phù hợp với khoảng cách mật độ trồng.
- Trong điều kiện thuận lợi chanh đào phát triển mạnh, khép tán nhanh, đường kính tán cây có thể đạt 2-3m hoặc hơn thế. Do đó mật độ khoảng cách trồng ổn định trong thời kỳ kinh doanh là 3x3m hoặc 3×3,5m trở lên.
Kỹ thuật xử lý đất như sau: Xử lý trước khi trồng từ 20-30 ngày trở lên
- Bước 1: Làm phẳng luống một cách tương đối.
- Bước 2: Trên mỗi 300-360m2 bề mặt luống trồng bón 1-1,5 tấn phân hữu cơ hoai mục hoặc bán hoai mục+ 500kg Lân super (Tốt nhất là sử dụng 200kg phân lân super kết hợp 300kg phân hữu cơ vi sinh) + 20-30kg vôi bột (bón sau lân 7-10 ngày nếu đất chua).
- Bước 3: Dùng máy phay làm đất nhỏ, trộn đều đất bề mặt với lân, phân hữu cơ sao cho độ dày tầng canh tác 20-30cm. Sau khi đất được làm nhỏ, dùng 400-500g men YTB rắc đều cho 360m2 bề mặt luống trồng, sau đó tưới ẩm đất ngay(độ ẩm 60-80%). Sau 10-15 ngày có thể trồng.
Cách ủ phân hữu cơ hoai mục
- Cách 1: Phân hữu cơ (phân lợn, trâu, bò, gà, vịt) được trộn đều với rơm, rạ, cỏ, thân ngô, đậu tương, thân lá cây chuối… băm nhỏ thành từng đoạn trải đều lên mặt phẳng thoáng sau đó trộn đều với men ủ YTB, dùng bạt che phủ, sau 15-20 ngày có thể sử dụng theo phương pháp trên, nếu muốn hoai mục hoàn toàn có thể ủ trong thời gian 30-40 ngày.
- Cách 2: Xếp phân chuồng thành từng lớp xen lẫn với rơm, rạ, cỏ, bèo khô..mỗi lớp dày 15-20cm, cứ mỗi lớp tiến hành tưới/rắc men cho đến khi đủ độ cao của đống ủ phân. Lưu ý độ ẩm duy trì trong đống phân khoảng 45-60%(không thấy nước chảy ra từ đống phân sau khi tưới men là được).
- Xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ (Cách ủ rơm rạ, cỏ khô, bèo khô, mùn cưa, trấu, bịch nấm thải loại thành phân hữu cơ hoai mục): Cứ 3 tạ nguyên liệu cần dùng 300-400g men YTB. Cách làm như sau: Rải nguyên liệu phế phẩm nông nghiệp thành từng lớp 20cm, xen kẽ với phân gia cầm, thủy cầm, gia súc sau đó làm ẩm nguyên liệu, dùng nước pha với men YTB dùng roa tưới đều lên đống ủ, sau đó dùng bạt, ninon che kín sau 30-45 ngày phân hoai hoàn toàn, có thể sử dụng trực tiếp để bón cho cây.
Kỹ thuật trồng
- Đặt cây cách cây 1-2,5m, hàng cách hàng 1-3m (những năm sau đó cần tỉa thưa cây sao cho mật độ khoảng cách trồng phù hợp với sự phát triển của tán cây). Chú ý khi đặt cây chú ý bầu cây vuông góc với mặt luống, ngay ngắn cây, không để nghiêng cây.
Lưu ý quan trọng:
- Thứ nhất: Khi trồng cây theo phương pháp này tuyệt đối không sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục để bón lót khi trồng(phân tươi chưa qua xử lý), hạn chế sử dụng phân hóa học tránh thối rễ, vàng lá, cây phát triện chậm.
- Thứ hai: không cần đào hố, trồng nổi hoàn toàn, tăng hàm lượng oxi trong đất, bộ rễ phát triển thuận lợi hơn so với các phương pháp trồng truyền thống. Về nguyên tắc trồng theo phương pháp này vừa tiến hành cải tạo, thuần hóa đất, vừa chăm sóc cây thời kỳ kiến thiết cơ bản.
4, Kỹ thuật chăm sóc sau trồng
- Sau khi trồng cần tưới nước duy trì độ ẩm 70-80%, 2-3 ngày tưới/lần.
- Sau trồng 20-25 ngày dùng 100ml sản phẩm Vườn Sinh Thái pha với nước tưới 30-40 gốc kết hợp phun qua lá (Dùng 5ml chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái pha với 15 lít nước, phun lướt đều qua lá).
- Lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái: Phun lướt, phun dạng sương mù(vi hạt), không phun đậm, pha đúng tỷ lệ chế phẩm sinh học VST/nước là 1/2000-3000. Nếu phun đậm, quá liều lượng lá sẽ bị xoăn lại, đặc biệt là phần lộc non mới nhú.
- Sau 30-35 ngày dùng 1kg phân NPK 16-16-8-13S pha với nước tưới loãng cho 50-70 gốc, định kỳ 20-25 ngày/lần.
Phòng trừ sâu bệnh
- Chú ý phun phòng sâu bệnh: sâu vẽ bùa, nhện, rệp, sâu đục thân, bệnh loét vi khuẩn, bệnh đốm lá..
- Chanh Đào nói riêng và cây có múi nói chung thường xuyên bị sâu vẽ bùa tấn công, gây hại ở thời kỳ phát sinh lộc non, và loại sâu hại này được xem là vecto truyền nhiều bệnh do nấm và vi khuẩn gây bệnh do đó khi lộc non mới phát sinh(vừa mới nhú) bà con cần phun thuốc BVTV phun phòng chủ động, phun 2-3 đợt, cách nhau 5-7 ngày/đợt.
- Chanh đào là giống cây trồng dễ canh tác, hiệu quả cao nếu biết cách chăm sóc và nuôi trồng có kỹ thuật.Hiện nay chanh đào vẫn đang được nhân giống rộng rãi và hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận nuôi trồng cho bà con.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282