Dâu tây hay còn gọi là dâu đất là một giống cây trồng có nguồn gốc từ châu Mỹ và được rất nhiều người trên thế giới ưa chuộng.Được du nhập vào Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây với sự lai tạo giống lại phù hợp với khí hậu lạnh của châu Âu nên dâu tây ở nước ta được trồng nhiều ở Đà Lạt.Với giá thành cao và sự thị hiếu của mọi người, dâu tây đã dần trở lên quen thuộc với người dân Việt Nam và đem lại lợi nhuận tương đối cao cho người trồng.
Đặc điểm nổi bật của dâu tây
Là một loại thực vật hạt kín có hoa thuộc họ hoa hồng, ưa chuộng khí hậu ôn đới, sinh trưởng trong điều kiện thời tiết mát, thuận lợi với nhiệt độ từ 10-15 độ C và có nắng. Dâu tây là loài cây thân thảo thấp có hoa màu trắng, quả dâu tây khi chín có màu đỏ tươi rất bắt mắt có kích thước to bằng quả trứng gà, khi ăn có vị chua ngọt đặc trưng. Để cây đậu quả ngon và chất lượng, ngoài những yếu tố thuận lợi như đất đai, khí hậu thì việc chăm sóc và bón phân hợp lý là những yếu tố quan trọng giúp cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi trồng
Làm Đất Và Đào Hố Trồng
Mọi người nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.
Bón phân cho cây dâu tây
Sau khi trồng khoảng 2 tuần, bắt đầu sử dụng phân bón lá cho cây. Nên dùng phân lân cao để kích thích khả năng ra rễ của cây. Tỉ lệ: 1 gói pha được 20 lít nước. Tưới phân đều lên mặt lá và rễ để cây hấp thụ được toàn bộ dinh dưỡng. Số lần tưới: 5-7 ngày tưới 1 lần vào lúc trời mát.
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
- Chú ý phòng sâu hại và bệnh cho cây khi thấy cây xuất hiện tượng lạ cần cách ly ngay với các cây khác. để tránh lây lan nguồn bệnh khi cây bị bệnh dùng các loại thuốc chuyên dùng để chữa bệnh và diệt sâu hại cho cây.
- Mùa ra quả của dâu tây vào khoảng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 3, các mùa còn lại cây phát triển bình thường nhưng không cho quả
- Cây dâu tây cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để phát triển tốt, cây ưa nước, nhưng đất trồng lại cần thoát nước tốt để cây không bị ngộ độc chất dư thừa trong phân khi ta bón mà cây không dùng hết.
- Thi thoảng nên xới đất xung quanh gốc của cây, để giữ đất tơi xốp khi trồng bằng đất thường, tránh làm ảnh hưởng, tổn thương nhiều đến bộ rễ của cây bón phân thường xuyên cho cây ví cây dâu luôn cần lượng chất dinh dưỡng cao.Chú ý kỹ thuật ngắt lá và tỉa bông cho cây.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Dâu Tây:
- Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng
- Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.
Công dụng của dâu tây
- Dâu tây chứa nhiều vitamin C rất cần thiết cho cơ thể, ngoài ra nó còn được dùng làm món ăn, nguyên liệu chế biến thực phẩm, cây còn dùng để làm cảnh rất được ưa chuộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, đặc biệt là ở vùng núi cao nơi có khí hậu mát mẻ phù hợp với cây trồng.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282