Thực phẩm sạch đang là vấn được quan tâm nhất trong xã hội ngày nay. Một sản phẩm nông nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường thì cần phải đảm bảo được những yếu tố về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hãy cùng tham khảo kỹ thuật trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP là như thế nào nhé!

Vì vậy, giống cây trồng sẽ giới thiệu cho bà con 1 kỹ thuật mới cho việc sản xuất thực phẩm sạch và cụ thể là trồng Thanh Long theo tiêu chuẩn VietGAP.

Các yêu cầu cơ bản  bao gồm: Khu vực sản xuất và yếu tố ngoại cảnh

Khu vực sản xuất: Khu vực trồng cây Thanh Long theo tiêu chuẩn VietGAP phải cách biệt tối thiểu 500m với khu vực bị ô nhiễm hoặc lây lan dịch bệnh như: bệnh viện, nghĩa trang, khu công nghiệp, chợ….

Đất và nguồn nước phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu an toàn trong tiêu chuẩn Sản xuất sạch VietGAP. Tất cả các thông số sẽ được ghi chép và lưu lại hồ sơ theo quy định của tiêu chuẩn.

Yếu tố ngoại cảnh: Bao gồm ánh sáng, đất và nước.

  • Các yếu tố này cũng đều phải đảm bảo đủ các yêu cầu về môi trường và an toàn.
  • Về kỹ thuật trồng Thanh Long theo tiêu chuẩn VietGAP

Thời vụ.

  • Cây thanh long có thể trồng được quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất là tháng 10 – 11 và tháng 5 – 6 dương lịch.

Cách đặt hom

  • Đặt hom cạn 2 – 3 cm, đặt phần lõi) xuống đất để tránh thối gốc.
  • Khi trồng nên áp phần phẳng của hom vào mặt trụ tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra rễ dễ bám sát vào trụ. Mỗi trụ đặt 4 hom.
  • Sau khi trồng dùng dây buộc hom vào trụ để tránh gió làm đổ ngã hom.

Tưới nước

  • Cây thanh long là cây chịu hạn, tuy nhiên trong điều kiện nắng hạn kéo cần có đủ nước tưới để Thanh long có thể sinh trưởng và phát bình thường. Do đó, cần tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.

Giữ ẩm gốc

  • Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa… để giữ ẩm cho cây.

Tỉa cành và tạo tán

  • Tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng giúp cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định, đồng thời kéo dài giai đoạn phát triển của cây.
  • Tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1 – 2 cành con, chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2 m – 1,5 m bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho trái.

Cỏ dại

  • Phải dọn dẹp, làm sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia đình, HTX… ngày phun, loại thuốc và liều lượng đã sử dụng.

Phân bón và chất phụ gia

  • Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
  • Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải được ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.
  • Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn phân bón, chất phụ gia cần được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.
  • Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng của cây thanh long mà phải bón đầy đủ phân cho cây phát triển. Riêng đối với phân chuồng phải có nơi ủ phân chuồng để hạn chế ô nhiễm đất và nguồn nước.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Trường  ĐH Nông Nghiệp Hà Nội  – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại:  0912 850 282