Trong quá trình canh tác, việc sâu bệnh xuất hiện là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là trong môi trường khí hậu nóng ẩm nhiệt đới như ở nước ta, thì sâu bệnh nấm mốc càng có đièu kiện phát triển mạnh. Những yếu tố này ảnh hưởng khong nhỏ tới năng suất của cây trồng. Giống cây vải cũng có một số loại bệnh thường gặp như thế.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH, CỎ DẠI CHO CÂY VẢI THIỀU 

A. Phòng trừ sâu hại vải thiều
1. Bọ xít nâu (Tessaratoma papillosa Drury):
– Đặc điểm gây hại: trưởng thành qua đông vào tháng 12, 1 sau đó đẻ trứng vào tháng 2, 3, 4, trứng nở, bọ xít non gây hại các đợt lộc, hoa và quả non.
– Phòng trừ:
+ Vụ đông, rung cây vào buổi sáng sớm  khi lá còn ướt sương cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt.
+ Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ
+ Phun thuốc diệt bọ xít non bằng Dipterex 0,3%; Sherpa 0,2%.
phong-tru-sau-benh-tren-cay-vai-thieu
2. Sâu đục đầu quả (Conopomopha sinensis Bradley):
– Đặc điểm gây hại: Trưởng thành đẻ trứng trên lộc non và cuống quả khi quả đang phát triển, sâu non nở ra đục qua lớp biểu bì ăn sâu vào hạt tập trung gần cuống quả làm rụng quả, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối quả. Sâu đục đầu quả gây hại từ tháng 3 – 6.
– Phòng trừ:
+ Quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu
+ Khống chế lộc đông.
+ Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 – 20 ngày bằng Regent 0,05% để phòng trừ.
3. Rệp hại hoa, quả non (Ceroplastes ceriferus Anderson):
– Đặc điểm gây hại: Rệp xuất hiện từ khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, mật độ rệp có thể lên rất cao (hàng 100 con/1 chùm hoa) gây cháy đọt, thui hoa, quả.
– Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng  đến hoa, quả non như  Trebon 0,2%; Sherpa 0,2% phun kép 2 lần, lần 1: khi rệp xuất hiện, lần 2: sau 5 – 7 ngày vào lúc chiều mát.
4. Sâu đục thân cành (Apriona germani Hope):
– Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên  gốc cây, thân và cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
– Phòng trừ:
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Phun các loại thuốc xông hơi như  Ofatox 0,1%; Sumicidin 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
5. Ngài chích hút (Lagoptera dotata Fabricius):
– Đặc điểm gây hại: Chích hút dịch quả, gây vết thương cơ giới cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối quả.
– Phòng trừ:
+ Xông khói xua đuổi
+ Bẫy ngài bằng lồng lưới
+ Bẫy bằng bả hoá học: Naled 5% + Metyl Eugenol 95% + dịch nước cam, dứa, chuối, mía, mít (100m2/1 bả).
6. Nhện lông nhung hại vải (Eriophyes litchii Keifer):
– Đặc điểm gây hại: Nhện lông nhung phát sinh quanh năm, gây hại chủ yếu trên  các đợt lộc, nặng nhất vào vụ xuân. Sâu non nở ra chích hút biểu bì mô mặt dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá làm cho lá  dị dạng có mầu nâu đỏ như  nhung, mặt trên lá xoăn, phồng rộp phát triển không bình thường, làm cho lá quang hợp kém, dễ rụng.
– Phòng trừ:
+ Thu gom các lá rụng và cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện.
+ Sử dụng thuốc: Regent 0,1%; Pegasus 0,1%; Ortus 0,1% có tác dụng diệt nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ.
7. Câu cấu hại vải (Xanthochellus sp):
– Đặc điểm gây hại: Sâu non và trưởng thành cắn cành non, ăn khuyết lá khi cây xuất hiện những đợt lộc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây non.
– Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Sherpa 0,1%; Sumicidin 0,1%, supraside 0,15% phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.
B. Phòng trừ bệnh hại vải thiều:
1. Bệnh mốc sương (Pseudoreronospora sp):
– Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại trên chùm hoa, lá đặc biệt là quả sắp chín và chín làm chùm hoa biến mầu đen, quả thối và  rụng..
– Phòng trừ:
+ Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Phun phòng bằng Boocdo (1%), Oxiclorua Đồng (0,3%). Khi thấy xuất hiện bệnh trên hoa quả,  dùng Ridomil MZ-72 (0,2%) để phòng trừ.
2. Bệnh sém mép lá (Gloeosporium sp):
– Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra làm cho các mô lá bị tổn thương tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá. Bệnh phát sinh vào tháng mùa mưa 7, 8, 9, gây hại nặng vào tháng 2, 3, 4.
– Phòng trừ:
+ Cắt bỏ những cành lá bị bệnh đem đốt tránh lây lan nguồn bệnh.
+ Phun Boocdo 1%, Ridomil MZ-72  0,2%.
3. Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz.)
– Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá và các đốm trên mặt lá, ranh giới giữa mô khoẻ và mô bệnh  phân biệt rõ rệt.
– Phòng trừ:
+ Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, gom lại và tiêu hủy.
+ Phun phòng thuốc vào vụ thu đông bằng Score 0,05%, Oxiclorua Đồng 0,3%, Bavistin 0,1%.
C. Phòng trừ cỏ dại hại vải thiều.
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây giống vải thiều và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ xung quanh gốc. Phải dọn dẹp, làm sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia đình, HTX… ngày phun, loại thuốc và liều lượng đã sử dụng.