Cam đường canh là giống quýt nhưng từ lâu được nhân dân ta quen gọi là cam. Hiện rất được nhiều địa phương trồng  bởi đây là loại quả rất phổ biến, cho năng suất cao nếu sử dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cam đường canh.

Đặc điểm nổi bật của cây

Cam đường canh là loại quýt cho quả ngọt, vỏ quả mang màu đỏ rất đặc trưng, cam đường cam cho quả rất ngọt và mùi thơm đặc trưng. Cây cam đường canh có sinh trưởng khỏe, cây trưởng thành cao 3-3,5m, tán cây kiểu hình dù, lá có màu xanh đậm, ra hoa tháng 2, tháng 4, thu hoạch vào tháng 11 và tháng 12. Quả cam đường canh có hình dẹt, chín có vỏ màu đỏ, dễ bóc, ruột màu vàng, ăn thơm, ngọt. Trọng lượng của mỗi quả là 80 – 120gr.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây

Cam đường canh thích nghi với mọi thời tiết khí hậu, được trồng ở rất nhiều nơi, cho năng suất cao khi có kỹ thuật trồng và chăm sóc tốt.

Cách trồng

  • Làm đất: Đất trồng cam cần phải cam ráo, hệ thống thoát nước tốt nhằm tránh ngập lụt mỗi năm. Tại vùng đồng bằng, vũng trũng đào mương và lên luống. Ở vùng trung du cũng như miền núi cần chủ động về nguồn nước để có thể tưới khi cây khô hạn. Đào hố với kích thước là 60 x 60 x 50cm.
  • Bón phân: Bón lót phân chuồng hoại mục 50kg, lân 1kg, vôi bột 1kg cho mỗi hố và trộn kỹ với đất trước khoảng 30 ngày.
  • Trồng cây: Khi mang cây cam đường canh xuống đất cần phải đào hố tầm 15 – 30 ngày. Vét hố nhỏ đặt bầu và lấp đất vừa bầu, nén chặt. Tiếp đó cắm cọc chéo vào cây, buộc để tránh làm lay gốc. Tùy vào từng vùng đất xấu tốt mà cách bố trí mật độ cây khác nhau.

Kỹ thuật chăm sóc

Sau khi trồng, bà con cần phải thường xuyên tưới nước cho cây. Và thời gian cây ra hoa, ra trái và nuôi quả, nếu như cây cam đường canh thiếu nước sẽ đậu ít, bị rụng nhiều. Và thừa nước, cây dễ thối rễ cũng gây ra hiện tượng chết cây, vàng lá.

Bón thúc: Sau tháng cây hồi phục sử dụng nước phân lợn, nước giải ủ pha loãng tầm 10 lần với nước lã, nước phân đạm, cứ cách 15 – 20 ngày sẽ tưới 1 lần. Bên cạnh đó, bón phân hữu cơ 10kg + super lân 300g, kali 100g, ure 100g.

Tỉa mầm: Thời kỳ cây ra quả, sau khi thu hoạch xong cần phải đốn tỉa cành tăm, cành  vượt, cành khô, cành sâu bệnh. Đốn tỉa phải tiến hành thường xuyên tạo cho cây có mầm mới, không sâu bệnh.

Phòng trừ bệnh, sâu hại

Cam đường canh bệnh hại ít nhưng cũng cần phải để ý tới bọ xít, rầy rệp, bệnh đốm lá … Nếu trường hợp thấy cay có hiện tượng ở trên thì bà con nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun.

  • Sâu vẽ bùa: ở trên lá, tạo ra các lớp ngoằn ngoèo sáp trắng, lá xoăn. Phòng trừ bằng cách phun thuốc phòng từ 1 – 2 lần khi cây có đợt lộc non.
  • Nhện: Sử dụng thuốc Comite 73EC 10ml/10 lít nước, dầu khoáng SK, Ortus 5 SC, Newsodan 5.3 EC pha với nồng đồ đã được khuyến cáo, phun ướt 2 mặt lá, phun khi cây ra lộc non.
  • Bệnh chảy gôm: Hay thấy ở phần gốc cây. Phòng trừ bằng thuốc Aliette 800 WP

Công dụng của cây

  • Cam đường canh là 1 trong những loại hoa quả có chứa nhiều tinh dầu mang mùi thơm, chứa rất nhiều vitamic C, mát và bổ dưỡng đến cho cơ thể. Bên cạnh đó, cam có tác dụng chữa bệnh như tăng cường thể lực, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, phòng chống ung thư, bảo vệ da, ngăn ngừa táo bón … Do đó, cam đường canh chính là loại quả có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường  ĐH Nông Nghiệp Hà Nội  – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại:  0912 850 282