Na hay còn gọi là mãng cầu ta, là một loại cây thuộc chi na(Annona) có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới. Đây là một loại cây ăn quả khá phổ biến và rất được ưa chuộng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Trong những năm trở lại đây, na dai không còn là loại cây ăn quả thông thường mà nó còn được trồng với mục đích kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Cây na cao cỡ 2–5 mét là loại cây thân gỗ, lá mọc xen ở hai hàng; hoa xanh, quả tròn có nhiều múi (thực ra mỗi múi là một quả), hạt trắng có màu nâu sậm.

Đặc điểm nổi bật của cây na dai

  • Cây giống na dai khỏe mạnh, không sâu bệnh, khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cây Na có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao. Quả ra đều, cho năng suất cao, chất lượng ổn địnhNhững đặc điểm bên ngoài cây tương tự đặc điểm chung của cây na thông thường.Na là loại cây ưa thoáng, không nên trồng ở nơi đất trũng, na là cây chống úng kém nhưng chống hạn tốt, chịu được rét, tuy chịu được đất cát xấu nhưng nên trồng trên đất nhiều màu để phát huy được hết sự sinh trưởng của cây đồng thời kết hợp bón phân và lưu ý kỹ thuật chăm sóc để cây phát triển tốt.

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi trồng

Tiêu Chuẩn Chọn Giống

  • Gieo hạt: Chọn quả to, ngon, chính vụ ở cây sai quả, quả ở ngoài tán. Trước khi gieo đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc xát trong túi cát cho mỏng vỏ.
  • Ghép mắt hoặc ghép cành, cây mau ra quả và đồng đều hơn

Làm Đất Và Đào Hố Trồng

  • Đào hố: Hố trồng được chuẩn bị trước 2 -3 tháng, sâu 0,5m, rộng 0,5m, hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn.
  • Phân Bón Lót: Bón lót mỗi hố 20-30g phân chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân trộn đều với đất, ủ trước 2-3 tháng

Kỹ Thuật Trồng Cây Na Dai

  • Cây trồng ở giữa hố, bầu đặt ngang với mặt đất (không trồng sâu gây nghẹt rễ, sinh trưởng kém), tưới nước, ấn cho chặt gốc, duy trì độ ẩm 70 -80%.
  • Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Na Dai

  • Trong 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1- 0,2kg urê + 0,05-0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc 30-50cm. Phân chuồng bón 30-50kg, cách gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng (đông-tây hoặc nam-bắc).

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Na Dai

  • Na ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi Na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt.
  • Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,… Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.

Công dụng của na dai

  • Na khi chín thường xuất hiện màu trắng giữa các khe mắt và tỏa ra mùi thơm đặc trưng rất hấp dẫn. Na có nhiều hại, bên trong là lớp thịt màu trắng ăn rất ngọt, ngon. Quả na dùng để ăn tươi trực tiếp, dùng để thờ cúng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, ngoài ra hạt và lá na có tác dụng như một loại thuốc trị bệnh, rất được mọi người ưa chuộng.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường  ĐH Nông Nghiệp Hà Nội  – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại:  0912 850 282