Nhãn là loại cây thân gỗ á nhiệt đới và nhiệt đới, được trồng chủ yếu ở các nước Châu Á cho hàm lượng chất dinh dưỡng cao và hiệu quả kinh tế ổn định. Do vậy, nhãn rất được ưa chuộng, xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu. Hình thái nổi bật: Lá mầu xanh đậm, ít bóng, mép lá lượng sóng, phiến lá rộng, mỏng. Quả vẹo có mầu vàng sáng, cùi dày, giòn, nhiều nước, thơm và có mầu trắng trong, vỏ mỏng. Là một trong những loại cây ăn quả phổ biến của nước ta.
Đặc điểm nổi bật của giống cây
- Về đặc điểm hình thái, nhãn muộn Hà Tây cũng tương tự như những giống cây nhãn thông thường khác với cây thân gỗ vỏ xù xì cao khoảng 3-5m. Ở Việt Nam có nhiều giống nhãn đa dạng và phong phú như nhãn nước, nhãn thóc, nhãn hương chi, nhãn lồng Hưng Yên,…Tuy không phải là loại nhãn nổi tiếng và thơm ngon nhất song nhãn muộn Hà Tây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định và nhanh ra lá. Có nguồn gốc từ xã Đại Thành-huyện Quốc Oai – phố Hà Nội và vẫn đang được nhân giống ra các vùng lân cận.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
- Làm Đất Và Đào Hố Trồng: Làm sạch cỏ dại, Cũng giống như những loại cây trồng khác, trước khi trồng nhãn muộn cần tiến hành làm đất cho cây. Nhãn được trồng vào hố. Hố đào thường là hình vuông, tỉ lệ 60 x 60 x 60 cm hoặc 80 x 80 x 80 cm.
- Phân Bón Lót: Để cây phát triển và sinh trưởng tốt cần bón lót cho cây. Kết hợp phân chuồng và phân hữu cơ để cây hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Bón 20 – 25kg phân chuồng hoai + 1 – 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 – 10 – 3 – 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.
- Kỹ Thuật Trồng Cây Nhãn Muộn Hà Tây: Tốt nhất nên chọn điều kiện thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm để trồng. Khi trồng dung một con dao nhỏ và sắc để rạch bỏ túi của bầu. Chú ý không được làm vỡ bầu đất. Đặt cây trồng ngay ngắn vào giữa hố. Lấp đất cho cây, lấp ngang đến cổ rễ. Trồng xong cần tưới nước ngay để tránh mất nước.
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
- Đợt 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành sát mặt đất, tạo điều kiện cho cây thông thoáng để hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng.
- Đợt 2: Khi lộc thu dài 5-7cm, tiến hành tỉa bỏ bớt lộc trên những cành quá nhiều lộc. Mỗi cành giữ lại 2-3 lộc to, khỏe để làm cành mẹ cho vụ sau.
- Đợt 3: Khi cây ra hoa (đầu tháng 3), tỉa bỏ những chùm hoa bị bệnh. Đối với những cành cây có nhiều hoa cần tỉa bỏ những chùm hoa nhỏ (có chiều dài < 10cm) và tỉa bỏ 1-3 nhánh hoa ở các đốt phía dưới (chỗ tiếp giáp với ngọn cành mẹ) đối với những chùm hoa quá to (> 20cm) khi chùm hoa dài 15-20cm, nụ hoa chưa hé nở, đồng thời cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành khô và cành xuân quá yếu.
- Đợt 4: Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, cắt bỏ những cành không đậu quả.
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Nhãn Muộn Hà Tây
- Cây 1 – 3 năm tuổi: Mỗi năm bón 1 – 1,5kg/gốc loại phân NPK 20 – 20 – 15. Lượng phân này được chia đều làm 3 – 4 lần bón trong năm, năm đầu nên pha phân vào nước tưới.
- Cây trên 3 năm tuổi: Cây càng lớn lượng phân bón càng tăng, năm trúng mùa bón nhiều hơn năm thất mùa. Trung bình, mỗi năm bón cho mỗi gốc 3 – 5kg loại phân PNK 15 – 10 – 15 hoặc 20 – 20 – 15
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Nhãn Muộn Hà Tây
- Bọ xít nhãn: Chúng xuất hiện từ tháng 2 – 3 và gây hại mạnh nhất vào tháng 4 – 6. Sử dụng các loại thuốc để phòng trừ: Sherpa 0,2 – 0,3% hoặc Trebon 0,15 – 0,2% và phun vào giai đoạn bọ xít non là có hiệu quả nhất. Ngoài ra có thể rung cây vào ban đêm để bắt bọ xít trưởng thành qua đông vào tháng 12 và tháng 1.
- Rệp hại hoa và qủa non: Rệp thường xuất hiện khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, ban đầu rệp thường xuất hiện rải rác trên một vài cành hoặc một vài cây trong vườn sau đó mới lan rộng ra. Mật độ rệp có thể lên rất cao (vài trăm con/cành) gây cháy đọt, thui hoa quả. Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học như: Sherpa 0,2 – 0,3%, Trebon 0,15 – 0,2% phun 2 lần. Lần thứ nhất khi rệp xuất hiện, lần 2 sau phun lần đầu 5 – 7 ngày. + Câu cấu ăn lá: Hại lá, cành, quả non, Biện pháp phòng trừ: Phun Supracide 40EC nồng độ 0,25%
- Bệnh tổ rồng Xuất hiện ở chồi non, chùm hoa làm cho lá non, hoa xoăn lại. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ chùm hoa, cành lá bị bệnh gom lại và đem đốt.
Công dụng của cây
- Nhãn là loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, quả nhãn ăn trực tiếp, sấy khô, đóng hộp, làm nguyên liệu chế biến thực phẩm , dược phẩm,..nhãn cũng có thể lấy gỗ, hoa nhãn là nguyên nguyên liệu nuôi ong lấy mật, nhãn còn giúp chữa một số loại bệnh và mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi trồng.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282