Kỹ thuật trông cây bơ khá dễ vì bơ có khả năng thích nghi rộng, chống chịu tốt với các bất lợi của môi trường như hạn hán, đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài các giá trị về dinh dưỡng bơ còn là một loại trái cây khá an toàn do có lớp vỏ dày nên hạn chế được các loại sâu hay côn trùng trích hút, bơ rất ít khi phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Kỹ thuật trồng cây bơ
- Bơ được trồng nhiều nhất ở những vùng có đất đỏ bazan. Bơ bắt phải trồng ở nơi thoát nước tốt, độ pH đất yêu cầu từ 5-6. Chính vì cây bơ không chịu được úng nên các tỉnh miền Tây Nam bộ rất khó trồng được bơ.
- Do cây bơ được trồng từ hạt nên phân ly rất lớn trên nhiền tính trạng và chất lượng nên người dân phải trồng cây ghép giống tốt, sinh trưởng khỏe, chống chịu với sâu bệnh, năng suất cao và chất lượng quả phải đảm bảo.
- Bà con cần đảm bảo được điều trên thì sản phẩm của mình sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và phù hợp với một số tiêu chuẩn trong xuất khẩu ra các nước trong khu vực.
Mật độ, cách trồng
- Trồng thuần bơ người trồng thường trồng có khoảng cách 8mx7m hoặc 9mx6m giữa các cây, trồng xen kết hợp để che bóng, chắn gió cho cà phê thường có khoảng cách 9mx9m hoặc 9mx12m
- Kích thước các hố đào khoảng 60x60x60cm. Lượng phân bón cho mỗi hố khoảng 15-20kg phân chuồng ủ hoai, 0,5kg lân Ninh Bình và được rải 0,3-0,5kg vôi. Bà con nên dùng rao rạch vòng tròn nhỏ, bỏ đáy túi nilong và cắt bỏ những dễ dài ra khỏi bầu đất. Khi trồng đặt bầu đất thấp hơn mặt đất 5cm và có ngọn quay về hướng gió. Cây bơ mới trồng rất cần được che nắng và cắm cọc để tránh đổ.
Phân bón
- Tùy vào độ tuổi của cây mà có các đợt phân bón khác nhau. Khi cây bơ còn nhỏ nên bón 4-5 lần/ năm. Khi cây đã cho quả cây cần lượng phân bón nhiều hơn, đặt biệt là kali cao hơn để tạo độ ngọt cho quả.
Tỉa cành tạo tán
- Bà con cần tiến hành tỉa lá 2-3 lần/ năm hoặc sau mỗi lần thu hoạch. Nên tỉa những cành bị sâu bệnh, cành chồi của gốc gép tạo tán tròn đều, thông thoáng lệch về hướng gió. Ngoài ra, khi cây còn nhỏ chưa ổn định, bà con nên bỏ lứa hoa trong năm để cây đủ sức phát triển, quả sẽ không bị lệch so với đặc tính giống.
Tưới và tủ gốc
Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng cần tưới nhiều lần. Bà con có thể tưới 10-15 ngày/ lần trong mùa khô và kết hợp ủ gốc. Không cần tưới quá đẫm hay đầy gốc cây, kết hợp với bón phân 2 lần trong mùa khô. Khi tưới nhiều nước sau khi đất khô nứt sẽ làm cây bị đứt rễ non, khó phát triển hoặc chết.
Phòng trừ sâu bệnh
- Bà con trồng cây bơ nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch các tàn dư từ những loại cây trồng trước còn xót lại, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trực cục bộ trong toàn vườn.
Cây bơ có một số bệnh nổi trội như:
- Bệnh thối rễ, nứt thân do nấm. Cây mắc bệnh thường có tán lá xơ xác, lá chuyển thành màu xanh nhạt và rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Bà con cần tránh ẩm ướt ở vùng rễ, phát hiện sớm những vết nứt dọc trên thân và thâm đen trong mạch gỗ để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Bệnh khô cành do nấm Colletotrichum cloeosporiodes, làm khô cành và chết, làm quả bị nhũn.
- Các bệnh trên quả đã già: Nấm xâm nhập vào quả từ khi còn non tạo ra các đốm đen trên vỏ quả. Chúng có những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên quả, các điểm này nứt và tách ra làm giảm mẫu mã và giá bán.
Các loại sâu hại phổ biến như:
- Côn trùng hại rễ gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây suy yếu và dễ chết.
Hy vọng sau khi tham khảo kỹ thuật trồng bơ bà con đã có thể chăm sóc vườn bơ của mình một cách tốt nhất.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282