Mít Thái là loại giống cây rất dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, cho thu hoạch sớm, đậu trái quanh năm, cho năng suất cao. Quả mít thái to, múi mọng và giòn ngọt, nhất là giống cây mít thái thích hợp trồng ở các vùng đất đồi.
Đặc điểm nổi bật của cây mít thái
Điểm nổi bật của cây mít thái là cây thân gỗ, cây trưởng thành cao khoảng 20m, có lá màu xanh đậm và bìa lá thẳng hơn mít thường. Mít thái có hoa mọc thành chùm, cuống to dính lấy nhau tạo thành cụm hoa kép, còn hoa đực rụng, hoa cái được thụ phấn thì sẽ phát triển thành quả.
Với khí hậu nóng ẩm chính là thời tiết thích hợp để cho cây mít ra quả to, vị ngọt. Bên cạnh đó, cây mít thái có khả năng chịu hạn, ít bị sâu bệnh, thích hợp trồng ở vùng đất đỏ bazan, vùng đồi núi, cho quả siêu sớm nên chỉ 1 năm trồng là cây mít đã cho thu hoạch.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít thái
Là loại cây chịu hạn tốt, do đó, cây nên trồng ở vùng đất đồi và đất đỏ bazan.
Cách trồng
- Làm đất: Đất bằng phẳng, xẻ rãnh sâu từ 30cm – 40cm để không bị ngập úng vào mùa mưa và nên làm hốc sâu 40x40cm, đắp mô cao từ 40 – 70cm.
- Bón lót: Bốn mỗ hố tầm 10 – 12kg phân hữu cơ, 150 – 250g Super lân, trộn đều cùng với lớp đắt trên bề mặt của hố, trộn thêm 50g Basudin 1H và tầm 0,5kg vôi để chống mối kiến cũng như nâng cao được độ pH cho đất.
- Trồng cây: Dùng tay móc lỗ nho giữa hố trồng sâu hơn so với chiều cao túi đựng tầm 2 – 3cm, kích thước to hơn bầu cây, để túi cây ở trên mặt đất, sử dụng dao sắc rạch xung quanh, cách đáy tầm 3cm, bọc lấy đáy. Xem xét bộ rễ và cắt bỏ phầ rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, rồi trồng trông hố, lấp đầy đất, rút bọc nilon ra. Lấy tay lấp đất xung quanh chặt lại nhằm cố định cây không bị gió lung lay.
Kỹ thuật chăm sóc
Vào mùa khô thì cần cung cấp đủ nước cho cây mít thái, đặc biệt là khi quả đang lớn và lúc sắp chín.
Bón thúc: Do cây mít có năng suất cao, do đó, người dân cần bổ sung, cung cấp chất dinh dưỡng đúng thời điểm giúp cây phục hồi, nuôi trái và mỗi năm thì bón phân hữu cơ với lượng tăng lên cao hơn: năm đầu là 8kg, năm thứ 2 là 15kg, năm thứ 3 là 25kg, năm thứ 4 là 35kg, năm thứ 5 là 45kg.
Tỉa mầm: Đối với cây có chiều cao tầm 1m trở nên thì bà con nên cắt tỉa cảnh. Cây còn nhỏ nên tỉa cảnh tạo tán thực hiện là 2 tới 3 lần/năm và khi cây lớn thì tỉa cành tiến hành là 1 năm/lần sau khi thu hoạch.
Phòng trừ sâu, bệnh hại
- Sâu đục thân: Đẻ trứng ở trên lá non và trái non rồi đục vào trong thân, cành cây mít. Nên xịt thuốc trừ sâu ở giai đoạn ra lá non và trái non như thuốc Basudin 50 EC, Bian 40-50 EC …
- Ruồi đục trái: Ruồi đẻ trứng trên trái già, gây trái thối nhũn. Sử dụng chất dẫn dụ sinh học để có thể diệt ruồi đực và bao bọc trái hay sử dụng thuốc trebon, decis 25 ec …
- Sâu đục trái: Gây hại cho cây làm giảm sản lượng và chất lượng quả. Đối với loại sâu đục trái này thì nên sử dụng phương pháp sinh học để trừ sâu.
Công dụng của mít thái
- So với những loại cây khác thì mít thái là cây dễ trồng, ít công chăm sóc, cho trái ngon thích hợp với việc ăn tươi, chế biến thực phẩm, sau cùng là thu được khối lượng gỗ lớn. Do đó, hiệu quả kinh tế của loại cây mít thái là rất cao khi trồng cũng như chăm sóc đúng cách.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282