Các năm gần đây, chuối cây mô được nhiều người lựa chọn bởi giống chuối cấy mô trồng mang lại lợi nhuận cao bởi nhu cầu xuất khẩu lớn. Với diện tích trồng chuối mở rộng thì người dân thường đầu tư trồng loại giống chuối này bởi cho quả với chất lượng đồng đều, năng suất cao, đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Đặc điểm nổi bật của giống chuối cấy mô
Chuối thường được trồng chủ yếu ở vùng nông thôn. Hiện nay, phương pháp trồng chuối cấy mô mang tới cho người dân năng suất cao, ít chịu ảnh hưởng của sâu bệnh. Do đó, trồng giống chuối cây mô được nhiều người áp dụng.
Đặc điểm nổi bật của giống chuối cấy mô là khỏe, ít sâu bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, trồng khoảng 13 tới 15 tháng sẽ cho thu hoạch và cho thu hoạch từ 5 – 7 năm. Cây chuối cho quả to, đều thường được xuất khẩu.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối cấy mô
Chuối cấy mô là loại cây thân giả, cây thường được trồng ở nơi cao ráo, thoát nước tốt. Để cây cho năng suất cao nhất thì người dân nên trồng chuối cấy mô vào mùa xuân từ tháng 2 tới tháng 4 hoặc vào mùa thu từ tháng 8 tới tháng 10 hàng năm.
Cách trồng
- Làm đất: Nên chọn khu vực có điều kiện sinh thái phù hợp với cây chuối, nơi không có gió. Tiến hành cày và bừa 2 tới 3 lần tới độ sau tầm 0,5m rồi cày lật lại thành từng luống với chiều rộng của mặt luống là 2,5m, có rãnh rộng 0,5m, độ sâu là tầm 0,3m.
- Bón phân: Lượng phân bón lót dành cho 1 cây chính là phân hữu cơ lấy từ phân chuồng hoai mục khoảng 15kgm, vôi bột từ 0,3 tới 0,5kg, phân lân Supe từ 0,3 tới 0,5kg.
- Trồng cây: Cây giống chuối cây mô thường có chiều cao trung bình từ 20 tới 25cm. Người dân nên trồng cây vào lúc sáng sớm hoặc là trồng vào chiều mát. Và sau khi trồng nên tưới đủ nước cho cây.
Kỹ thuật chăm sóc chuối cấy mô
Chuối là một loại cây chịu nóng kém, do đó, người dân thường xuyên tới nước cho cây để cây giữ ẩm cũng như phát triển. Thời gian đầu thì nên cách 2 ngày tưới 1 lần, còn nếu cây trưởng thành và phát triển tốt thì khoảng 1 tuần tưới 2 lần. Vào mùa mưa thì cần có biện pháp để thoát nước cao để tránh ngập ngúng cho cây, mùa gió to, bão thì người dân cần che chắn cho cây.
Bón thúc: Bón thúc cho cây là 3 – 5kg NPK tổng hợp/cây
Tỉa mầm: Giữ chồi khỏe mạnh, nằm trên cùng hàng với cây mẹ và lựa chọn các chồi đồng đều. Còn lại thì sử dụng dao để cắt dưới mặt đất hoặc cắt ngang với mặt đất. Để cây không bị lây bệnh từ những cây khác thì dụng cụ cần khử trùng bằng dung dịch formaldehit 10% trong 10 giây sau mỗi lần sử dụng.
Phòng trừ sâu và bệnh gây hại cho cây
Cây chuối cũng thường xuyên xuất hiện sâu, bệnh như
- Sâu đục thân:Sâu non sống ở trong thân giả, từ chỗ đục tiết ra chất nhày vàng đục, nếu nặng thì thân giả sẽ thối, lá chuyển sang màu vàng. Do đó, nên sử dụng thuốc Basudin 5G hay 10G rắc vào nỗi của cây chuối vào tháng 3 và đầu tháng 4.
- Sâu gặm vỏ quả: Vỏ quả có vết sần sùi, đôi khi liên kết với nhau tạo thành từng đám khiến quả xấu mã. Do đó, người dân nên thường xuyên vệ sinh đồng ruộng và phun thuốc Trebon hay Antafó vào lúc sáng hoặc chiều.
Công dụng của chuối cấy mô
- Chuối là loại cây mà người dân có thể tân dụng cả gốc, thân, hoa, quả, lá. Quả chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khẻo con người, thân chuốiđể làm thức ăn cho lợn, trâu bò … Do đó, trồng chuối mang tới giá trị kinh tế cao giúp bà con làm giàu từ nông nghiệp.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282