Mít Thái là giống cây trồng ăn quả lâu năm và rất được ưa chuộng ở Việt Nam và các nước Châu Á. Loại cây này xuất hiện ở nước ta từ lâu và được trồng với mục đích ăn quả, lấy gỗ hoặc tạo cảnh quan. Đây là loại cây dễ tính sống được ở nhiều loại đất khác nhau kể cả những vùng nghèo dinh dưỡng, cây to, cao, sống lâu, chịu hạn, chịu nắng tốt, tán lá dày, xanh quanh năm. Quả mít to, có nhiều gai xù xì ở vỏ, ruột có nhiều múi nhỏ màu vàng, khi chín có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.
Đặc điểm nổi bật của mít Thái
Nước ta có nhiều giống mít như mít mật, mít dai, mít nài,…và thời gian gần đây, Mít Thái đang được nhiều người chuộng bởi ít xơ, xơ cũng có thể ăn được và rất ngon, giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát. Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm và thích hợp khi trồng trên đất đồi. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, người dân nên chú ý kỹ thuật chăm sóc và nuôi trồng cây như sau:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
Làm đất,tạo hố trồng cây
- Làm đất bằng phẳng, xẻ rãnh sâu khoảng 30 đến 40 cm, đào hốc và đắp mô cao 40 -70 cm và trồng cây lên mô đất. Đối với đất dốc 5% thì không cần đắp mô, chỉ đào hốc 40 x 40 x 40 cm và trồng sao cho mặt bầu ngang với mặt đất. Nếu trường hợp đất dốc hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40 và sâu 60cm rồi trồng thấp hơn mặt đất 20 -30 cm.
Phân Bón Lót
- Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
- Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình
- Chú ý chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Mít Thái
* SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.
* RUỒI ĐỤC TRÁI: Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…
* SÂU ĐỤC TRÁI: Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng,trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.
* NGÀI ĐỤC TRÁI: Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.
Công dụng của quả
- Quả mít rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt, và nhiều dinh dưỡng khác. Vì vậy, mà chúng rất có lợi cho sức khỏe con người. Mít dùng để ăn tươi, sấy khô, làm hương liệu thực phẩm và cho hiệu quả kinh tế cao giúp bà con cải thiện đời sống, đồng thời cũng là một mặt hàng được ưa chuộng trong nước và xuất khẩu.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282