Cây cóc Thái được biết đến là loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Melanesia- Polynesia sau đó được nhân giống và trồng rộng rãi ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Là loại cây thân mộc cỡ lớn và mọc nhanh, hiện nay với những tác dụng và hương vị thơm ngon của quả, cóc rất được ưa chuộng và trồng phổ biến tại nước ta, nhiều nhà vườn và người nông dân đã làm giàu từ loại cây này.
Đặc điểm nổi bật của giống cây
Quả cóc thái giòn ngon dễ ăn, trồng cây cóc Thái vốn dễ trồng lại sai trái nên được bà con nông dân ưa thích để trồng tại vườn và trang trại nhà mình. Cây Cóc Thái dễ thích nghi, thích hợp với nhiều loại đất, chịu được phèn mặn. Cây ưa thích đất tơi xốp và thoát nước tốt để tránh để cây bị úng rễ, loại cây này cho quả sớm, trái ra có hình như quả trứng, da ngoài màu xanh lục, dày nhưng mềm, ruột quả có màu xanh vàng ăn có vị chua ngọt rất thơm ngon.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
Làm đất và đào hố
Khi đào hố, lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 – 2 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát triển thuận lợi ở giai đoạn đầu.
Tưới nước và làm cỏ
- Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt rong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3 -4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc.
- Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh.
Bón phân
- Giai đoạn cây tơ: Hàng năm nên bón từ 20-40g phân NPK 16-16-8 và khoảng 20g phân urê/cây, chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây cóc Thái phát triển ổn định.
- Giai đoạn cây trưởng thành: Bón tối thiểu từ 2-5 kg/cây loại phân NPK 16-16-8 và từ 3-4kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa và vào tháng 9-10 dương lịch. Sau những năm trúng mùa cần tăng lượng phân bón để hồi sức cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
- Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.
- Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa. Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC.
- Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Basa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng.
- Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP.
Công dụng của quả
- Cóc là loại cây ăn quả tuy nhiên nó cũng được dùng trồng làm cây che bóng mát. Quả cóc dùng để ăn tươi trực tiếp, chế biến món ăn, làm gỏi, nộm, ăn ghém, làm nước ép,.. Đây là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam và được rất nhiều người yêu thích, bên cạnh đó nó cũng là một trong những loại cây có giá trị kinh tế được trồng phổ biến hiện nay.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 0912 850 282