Hồng là một thức quà quê dẫn dã mà thiên nhiên ban tặng cho nước ta từ lâu.Là loại cây thân gỗ lâu năm có kích thước trung bình, hồng được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nơi có khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Hiện nay hồng được nhân giống và lai tạo để tìm ra những giống cây mới đem lại giá trị năng suất cao và phù hợp với điều kiện chăm sóc của bà con trong đó giống hồng Nhân Hậu là một trong số những giống hồng thành công và cho hiệu quả kinh tế cao rất được ưa chuộng hiện nay.

Đặc điểm nổi bật của hồng Nhân Hậu

  • Cây hồng Nhân Hậu có nguồn gốc từ xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Loại hồng này có quả to, hình dáng cân đối, khi chín màu đỏ chuyển dần từ đỏ tươi sang đỏ thẫm, vỏ mỏng, mịn. Đặc biệt giống hồng này hầu như không có hoặc rất ít hạt, ruột hồng mềm ăn ngon ngọt rất khác biệt mà không có giống hồng nào có được.Ngoài ra giống hồng này còn sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nên rất được ưa chuộng.

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi trồng

Làm Đất Và Đào Hố Trồng

Phát quang: Dọn cỏ và cây bụi để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển.

  • Đào hố: Đất vườn sâu 60-70cm, rộng 70-80cm Đất đồi sâu 80-100cm, rộng 90-100cm.
  • Phân Bón Lót: Xác thực vật khô (rơm, rạ, cỏ, lá cây…) và đất trộn lẫn hoặc từng lớp chồng lên nhau (xác thực vật – đất – xác thực vật – đất) chất đầy hố, cao hơn mặt đất 10 – 15cm. Khi lấp đến 1/2 hố thì trộn thêm 1kg lân, 05 kg kali, 50kg phân chuồng hoai mục. Hố phải chuẩn bị xong trước khi trồng từ 2 – 3 tháng. Dùng cuốc hoặc thuổng moi một hố nhỏ vừa đủ, đặt bộ rễ cây hồng vào, lấp đất nhỏ bùn ao khô ải có trộn phân chuồng hoai mục, phân đều bộ rễ cho tiếp xúc với đất (không được để rễ nằm trong khoảng không của kẽ đất). Khi trồng xong, mặt hố xung quanh gốc hồng hơi lõm xuống để giữ nước nhưng vết ghép phải luôn luôn cao hơn mặt đất 10 – 15cm. Tưới thật đẫm (40 – 50 lít nước cho một cây lần đầu sau khi trồng và tủ gốc xong).
  • Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
  • Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
  • Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình: Tạo hình để thân chính cao 0,8-1,0m, để 4-5 cành chính (cấp I), các cành cách nhau 50-60cm. Trên cành cấp 1 lại để 4-5 cành cấp 2, tạo cho cành phân bố đều ra các phía.

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hồng Nhân Hậu: Sâu hại hồng chủ yếu là sâu ăn lá và ăn búp non. Phun trừ bằng thuốc Padan, Basudin hoặc Trebon pha 0,1% (10 – 12cc/1 bình 10 lít) phun vào chiều mát. Bệnh hại hồng chủ yếu là bệnh đốm lá, đốm thân. Có thể phun phòng trừ bằng thuốc Kasuran (có chứa đồng) pha 0,1 – 0,12% phun, chú ý mặt dưới lá.

Công dụng của quả hồng Nhân Hậu

  • Quả hồng chín chứa nhiều đường, vitamin A, B1,B2,..cùng chất khoáng phù hợp với mọi lứa tuổi vì vị ngon ngọt mềm. Có thể ăn quả tươi, làm mứt, sấy khô, làm thuốc, ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, lợi tiểu, các bệnh về tim mạch tốt cho tiêu hóa, đẹp da cùng nhiều công dụng khác. Bên cạnh đó hồng còn là một trong những mặt hàng nông sản chất lượng cao được xuất khẩu và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường  ĐH Nông Nghiệp Hà Nội  – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại:  0912 850 282