Trám đen là cây thân gỗ lớn có chiều cao từ 20-30m được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên nước ta, loại cây này cũng được trồng ở một số nước Châu Á và có quả gần giống như trái Oliu của Châu Âu. Trám có thân tròn thẳng tán lá rộng và xanh quanh năm.Trám thường được trồng để lấy trái và gỗ, tuy không phải là một loại trái cây để ăn tươi thông thường nhưng loại quả này vẫn được ưa chuộng bởi giá trị kinh tế cao và được biết đến như một đặc trưng của vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật của giống cây

Ở nước ta có 2 loại trám phổ biến là trám đen và trám trắng, đặc điểm của trám đen là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 40-50cm.

Thân tròn thẳng, gốc hơi có múi, phân cành cao.

Tán dày, rộng, thường xanh. Vỏ màu nâu nhạt, mùi thơm hắc, thịt vỏ có nhựa màu đen.

Loại cây này phân bố trong rừng tự nhiên lá rộng ẩm thường xanh với nhiệt độ trung bình từ 20-24oC.Cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh hạt và chồi rất mạnh. Cây con mọc khoẻ và chịu bóng. Ưa đất còn tính chất đất rừng, mùn khá, pH=4-5.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây

Làm đất

Làm đất theo phương thức cục bộ, dùng dụng cụ chuyên dùng đào hố thủ công, kích thước hố là: 40 x 40 x 40 cm hoặc 60 x 60 x 50 cm tùy theo đặc điểm ở từng nơi trồng rừng, nơi đất tốt, bón lót ít phân hữu cơ cuốc hố kích thước nhỏ; nơi đất xấu, nhiều sỏi đá cần bón nhiều phân hữu cơ thì cuốc hố lớn. Bón lót, nơi đất xấu bón từ 5 – 10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 0,3 kg phân NPK (5:10:3)/hố. Nơi đất tốt cũng nên bón từ 2 – 3 kg phân chuồng hoai kết hợp với 0,3 kg NPK (5:10:3)/hố. Lấp đất xuống hố đến đâu đảo phân đều đến đó và lấp đầy miệng hố. Việc cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất 1 tuần.

Kỹ thuật chăm sóc

Chăm sóc 4 năm đầu kể từ khi trồng, mỗi năm có thể chăm sóc từ 2 – 3 lần tùy theo mức độ thực bì ở từng địa điểm cụ thể. Cắt bỏ dây leo quấn lên thân cây trám, dãy cỏ và phát dọn cây bụi thảm tươi xung quanh gốc rộng từ 80 – 100 cm, cuốc xới và vun gốc cây rộng từ 60 – 80 cm, phát tỉa cành và điều chỉnh độ tàn che của tán rừng, hoặc tán cây khác sao cho phù hợp với nhu cầu ánh sáng của cây trám ở từng giai đoạn. Ngoài ra có thể bấm ngọn, tỉa cành nhánh để tạo tán cho từng cá thể, sao cho chúng sinh trưởng và phát triển cân đối.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Trám đen thường bị sâu vòi voi xanh phá hại (cả giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành).

Biện pháp phòng trừ sâu hại: Ngắt những lá Trám, búp Trám đã bị sâu trưởng thánh phá hại đem đốt để diệt hết trứng sâu non.

– Dùng đèn bẫy sâu trưởng thành vào buổi tối.

– Rung từng cây Trám để sâu trưởng thành rơi và giết.

– Dùng Wofatox nồng độ 0,2-0,5% phun đều vào ngọn và lá những cây có sâu hại.

– Bảo vệ các loài thiên địch như kiến lửa, ong,

Công dụng của trám

  • Quả trám dùng để ăn, luộc, muối ,nấu một số món ăn hoặc có thể dùng làm mứt, nước giải khát. Gỗ trám cũng được khai thác làm đồ mỹ nghệ, nhựa của trám có thể dùng làm vécni, chế sơn, dầu thơm, dược liệu, làm kẹo,…
  • Ngoài những công dụng trên cây trám còn góp phần tích cực phủ xanh đất rừng và mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi trồng.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường  ĐH Nông Nghiệp Hà Nội  – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại:  0912 850 282