Mít tứ quý sao cho ra trái suốt năm, quả to, ngọt, thơm. Đặc biệt là cây mít này không cần nhiều chăm sóc và có khả năng chịu hạn tốt.

Đặc điểm nổi bật của cây

Đặc điểm nổi bật của cây mít tứ quý là cây gỗ cứng, có lõi to màu vàng thích hợp để bàn ghế, đóng tủ và đồ mỹ nghệ. Cây mít tứ quý này cao tầm 20m, có lá rộng, dài, bìa lá thẳng, mọc cách. Hoa mọc thành chùm, ở trên thân chính cũng như ở cành to. Trái mít có nhiều múi, cơm dày giòn, ngọt, ít xơ nên rất triển vọng trồng ở diện tích lớn mang tới hiệu quả cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây

Cây mít tứ quý thích hợp thời tiết nóng ẩm, có khả năng chịu hạn, không chịu được ngập úng và thích ứng với rất nhiều loại đất. Bên cạnh đó, cây mít trồng quanh năm, nhưng thích hợp tròng vào đầu mùa mưa.

Cách trồng

  • Làm đất: Đất bằng phẳng và xẻ mương rãng sâu tầm 30 – 40cm để chống cây bị ngập úng vào lúc mùa mưa. Và làm hốc sâu tầm 40 x 40 cm, đắp mô cao tầm 40 – 70cm.
  • Bón lót: Trộn đều 10 – 13kg phân hữu cơ , 0,5kg vôi bột, 150 – 250g Super lân, phân hữu cơ Komix 1kg.
  • Trồng cây: Đào một lỗ nhỏ ở giữa hố trồng sâu hơn cho với chiều cao của túi đựng tầm 2 – 3cm và có kích thước to hơn với bầu cây, để túi cây ở trên mặt đất, sử dụng dao rạch dường xung quanh của túi nilon và cách đáy tầm 2 – 3cm và bóc lấy đáy. Nên cắt bỏ tất cả phần rễ cái và rễ con ăn ra ở khỏi bầu đất, đặt cây vào trong hố trồng rồi lấp đất mới rút bọc nilon. Sử dụng tay lấp, ém chặt lớp đất để có định cây con.

Kỹ thuật chăm sóc

Cần cung cấp đủ nước tưới cho cây nhất là ở trong mùa khô và khi trái lớn cũng như sắp chín. Bên cạnh đó, luôn phòng trừ cỏ dại và phủ gốc bằng cây phân xanh, cỏ, rác … để có thể hạn chế cỏ dại.

Bón thúc:

Tỉa cành: Nên tỉa cành khi cây có chiều cao trên 1m, khi câu chưa cho trái thì tỉa tầm 2 – 3 lần/năm. Còn cây cho trái thì chỉ tỉa cành 1 năm/lần sau khi thu hoạch trái. Nên cắt bỏ các cành ở gần mặt đất, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành tược, cành sâu bệnh. Và giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm, chọn cành mọc theo hướng khác nhau. Nên tỉa bớt cành cấp 2 và cấp 3 giúp cây thoáng, phát triển và sinh trưởng tốt.

Phòng trừ bệnh, sâu hại

Cây mít tứ quý thường xuất hiện các bệnh, sâu hại như:

  • Sâu đục thân và đục cành: Nên xịt thuốc trừ sâu như Cyperan 5EC, Basudin 50 EC, Bian 40 – 50 EC … lúc cây đang có giai đoạn ra lá non và trái non.
  • Ruồi đục trái: Ruồi đẻ trứng vào trong trái già và gây thối nhũn trái. Nên dùng chất dụ sinh học để có thể diệt ruồi đực hoặc sử dụng bao bọc trái, xịt thuốc diệt ruồi là decis 25ec, trebon 10Nd …
  • Sâu đục trái: Đây là loại bệnh gây hại nặng cho cây, trái sẽ bị hư nặng và rụng sớm. Với loại bệnh này thì không nên sử dụng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà bà con nên sử dụng biện pháp sinh học.
  • Rầy rệp: Nên sử dụng thuốc Bassan 50 EC, Basudin 50 EC để phòng và diệt trừ sâu bệnh.

Công dụng của cây

  • Bên cạnh cây mít tứ quý là loại quả cung cấp rất nhiều dưỡng chất, cây mít tứ quý còn là cây trồng mang tới giá trị kinh tế rất cao đến cho bà con nông dân.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường  ĐH Nông Nghiệp Hà Nội  – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại:  0912 850 282